Nguyên nhân băng trên Trái Đất tan chảy nhanh
Không khí nóng lên trước tác động của thay đổi khí hậu không phải là yếu tố duy nhất làm gia tăng tốc độ tan chảy băng tại các điểm cực của Trái Đất, mà phần nhiều do sự ấm lên của nước ở bên dưới các tảng băng.
Dòng sông băng Jakobshavn. (Nguồn: Internet)
Phát hiện này được các nhà khoa học thuộc Trường đại học Arizona (Mỹ) công bố trên tờ Nature Geoscience số ra ngày 3/7.
Các nhà khoa học cho biết sự ấm lên của đại dương sẽ gây tác động lớn hơn so với sự ấm lên trong bầu khí quyển vì nước có khả năng giữ nhiệt tốt hơn không khí.
Trong khi sự tan chảy của các tảng băng nổi hầu như không làm mực nước biển tăng lên, sự tan chảy của lớp băng bên dưới, do nước xung quanh chúng ấm lên, sẽ khiến các sông băng đổ một lượng nước đáng kể vào biển.
Thêm vào đó, sự tan chảy của các tảng băng nổi dọc khu vực bờ biển cũng sẽ góp phần tăng tốc dòng chảy của những sông băng.
Theo giới chuyên gia, đảo băng Greenland và nhiều phần ở Bắc Cực có thể tan chảy nhanh hơn so với dự đoán.
Con người có thể chứng kiến tình trạng mực nước biển tăng thêm khoảng 1m vào cuối thế kỷ này và tiếp tục dâng cao trong những thế kỷ tiếp theo. Nhiệt độ nước bên dưới đảo băng Greenland có thể tăng 2 độ C vào năm 2100, trong khi nhiệt độ dọc bờ biển của Bắc Cực cũng ấm lên khoảng 0,5 độ C.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực
Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.
