Nguyên nhân động đất kinh hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ
Trận động đất mạnh 7,2 độ richter làm chấn động miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ hôm Chủ nhật (23/10) vừa qua là một trường hợp mạnh hiếm gặp ở khu vực này.
>>> Video: Cảnh đổ nát, hoảng loạn sau động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ
Tuy nhiên, dựa trên hình thế địa chất rất nhiều đứt đoạn của vùng, việc động đất mạnh xảy ra cũng không phải là quá bất ngờ, các nhà khoa học cho biết.
Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên gặp chấn động và cũng đã chứng kiến nhiều trận động đất nặng nề trong lịch sử. Ngày 11/11/1976, một trận động đất mạnh 7,3 độ richter đã phá hủy nhiều khu làng gần Thổ Nhĩ Kỳ và biên giới Iran, khiến hàng ngàn người thiệt mạng. Xa hơn một chút, trận động đất 7,8 độ richter tấn công Erzincan năm 1939 đã cướp đi mạng sống của 33.000 người. Gần đây nhất, trận động đất Izmit năm 1999 đã giết chết ít nhất 17.000 người, làm bị thương khoảng 50.000 người và đẩy 500.000 người vào cảnh màn trời chiếu đất.
“Động đất trên 7 độ richter khá hiếm, nhưng không phải là chưa từng xảy ra. Chúng tôi hoàn toàn không bất ngờ”, nhà địa chất học Don Blakeman của Trung tâm Geological Survey – Mỹ cho biết trên AP.
Ở miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ, thềm lục địa Ảrập va chạm một cách chậm chạp với thềm lục địa Á-Âu (Tốc độ chưa đến 1 inch/năm). Trong khi đó ở Miền Tây và Trung, sự chuyển động lại nhanh hơn và phức tạp hơn, theo nhiều chiều khác nhau. Đã có bang chứng cho thấy dãy núi ở miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ dịch chuyển theo hướng từ Đông sang Tây, trong khi dãy núi Bắc Nam lại dịch chuyển về phía Đông.
“Đây là một khu vực có địa hình cực kỳ phức tạp”, chuyên gia Blakeman tuyên bố với OurAmazingPlanet.
Tại khu vực xảy ra trận động đất hôm Chủ nhật, các đứt gãy theo kiểu va đập và trượt (strike – slip) là kiểu đứt gãy phổ biến nhất. Trong dạng đứt gãy này, các thềm lục địa và rãnh trái đất trượt song song với nhau theo chiều ngang.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
