Nguyên nhân giun đất xuất hiện sau mưa
Chạy trốn kẻ thù hay di trú là những nguyên nhân mà giới khoa học đưa ra để lý giải về hiện tượng giun đất chui lên mặt đất sau khi trời mưa.
Trước đây, các nhà khoa học đưa ra lý do duy nhất khiến giun đất chui lên sau trận mưa lớn là để tránh bị chết đuối trong đất ngập nước.
"Điều này không đúng vì giun đất thở bằng da và chúng cần hơi ẩm trong đất thở", tiến sĩ Chris Lowe thuộc Đại Học Central Lancashire ở Preston, Anh cho biết. "Giun đất không bị chết đuối giống như con người, và chúng hoàn toàn có thể sống vài ngày trong nước ngập".
AccuWeather dẫn lời tiến sĩ Lowe cho rằng, nguyên nhân thực sự khiến giun đất khi chui lên là để di trú tiện lợi hơn. "Khi trời mưa chúng có thể di chuyển trên mặt đất xa hơn so với bình thường. Chúng không thể làm như vậy khi trời khô bởi vì chúng cần độ ẩm", tiến sĩ Lowe nói.
Một giải thích khác cho rằng, những dao động của mưa rơi trên mặt đất nghe giống dao động của dã thú, như chuột chũi. Vì vậy, giun đất thường chui lên mặt đất để chạy trốn chuột chũi.
“Mưa có thể tạo ra các dao động trên bề mặt đất giống như dao động mà chuột chũi tạo ra", giáo sư Josef Gorres của Đại Học Vermont nói. "Tương tự cách giun đất di chuyển ra khỏi tổ khi phát hiện ra dao động của dã thú khác, chúng cũng làm như vậy khi cảm thấy dao động của mưa".
Biết tập tính này của giun đất, con người thường tạo ra nhiều dao động khi khi bắt loài vật này. Để dụ giun ra khỏi tổ, ngư dân dùng tay hoặc cây sắt tạo ra dao động cần thiết.
Nghiên cứu mới cho biết, giun đất có thể họp thành bầy đàn để giao tiếp bằng cách chạm vào cơ thể nhau. Nhưng tại sao giun đất phải họp thành bầy đàn là điều vẫn đang được các nhà khoa học tìm hiểu.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".
