Nguyên nhân khiến hơn 2 tỷ người sắp không có nước sạch để dùng
Sau khi kiểm tra hơn 421 điểm lưu vực sông trên khắp thế giới, đội ngũ nghiên cứu đã tập trung vào 97 khu vực có vai trò cung cấp nước sạch cho hơn 2 tỷ người trên toàn thế giới.
Tuyết không rơi sẽ khiến Trái đất thiếu nước sạch để dùng
Trong một bảo báo cáo khoa học mới đây của Viện nghiên cứu Trái Đất thuộc đại học Columbia, hơn 2 tỷ người trên thế giới sẽ rơi vào tình cảnh không có nước sạch để sử dụng trong tương lai vì một lý do nghe qua có vẻ khó tin: không có tuyết rơi.
Thật vậy, các chuyên gia của Viện nghiên cứ Trái Đất đã tiến hành đo đạc độ dày lớp tuyết trên dãy Sierra Nevada và phát hiện chúng đã cán mức thấp nhất trong vòng 500 năm qua. Thông thường, khối lượng nước được chứa trong tuyết trên dãy Sierra Nevada có thể cung cấp một phần ba trong tổng khối lượng nguồn cung cấp nước của tiểu bang California nếu chúng tan chảy vào mùa xuân.
Kết quả đo đạc phía trên đã khiến các chuyên gia về nước sạch đưa ra lời cảnh báo về việc bang California sẽ mất đi ít nhất là 20% lượng nước tự nhiên đặc biệt này.
Sau khi kiểm tra hơn 421 điểm lưu vực sông trên khắp thế giới, đội ngũ nghiên cứu đã tập trung vào 97 khu vực có vai trò cung cấp nước sạch cho hơn 2 tỷ người trên toàn thế giới. Lưu vực sông là vùng diện tích mà tại đó tất cả nước trên bề mặt, nước mưa, băng tuyết hội tụ và nước chảy dồn về theo cùng một dòng. Bao gồm dòng chính và tất cả các phụ lưu, chi lưu. Sau khi tập trung phân tích, họ đã nhận định rằng với việc tuyết ngày càng ít rơi hơn do hiện tượng Trái Đất nóng thì nguy cơ 97 điểm này có thể sẽ biến mất trong tương lai. Nguyên nhân do các lớp băng tuyết sẽ dần dần bị bào mòn cho đến khi cạn kiệt mà không có sự bổ sung. Tức là nguy cơ khoảng 2 tỷ người không có nước sạch để sử dụng là hoàn toàn có thể xảy ra.
Tiến sỹ Justin Mankin, người đứng đầu đội ngũ nghiên cứu, cho biết: "Tuyết là nguồn cung nước sạch rất đặc biệt nhờ vào trạng thái lưu trữ của nó. Với việc các lớp băng tuyết bị bào mòn với tốc độ nhanh và tuyết sẽ rơi ngày một ít hơn thì nguy cơ thiếu hụt nước sạch sử dụng tại một số nơi sẽ hoàn toàn có thể xảy ra". Bên cạnh đó, ông Mankin cũng bổ sung rằng mặc dù 97 điểm kiểm tra đều được bổ sung thêm dự trữ nước hàng năm bằng những trận mưa nhưng có tới 32 điểm trong số đó phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước từ tuyết tan chảy. Thậm chí, số người phụ thuộc vào nguồn nước này có thể lên tới 1,45 tỷ.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra những khu vực dễ rơi vào tình trạng thiếu nước sạch nếu không còn tuyết rơi như miền Tây Hoa Kỳ, khu vực Nam Âu như Bồ Đào Nha và Italy, một vào nước châu Á và nghiêm trọng nhất là khu vực Trung Đông. Với việc mùa đông năm 2014 được xếp hạng thứ 6 trong danh sách những màu đông "nóng nhất" lịch sử Hoa Kỳ thì có lẽ câu chuyện "tuyết không rơi thì không có nước" sẽ không chỉ là chuyện vui mà sẽ trở thành cơn ác mộng thực sự của loài người nếu chúng ta không hành động ngay lập tức.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
