Nguyên nhân lười suýt chết mỗi lần đại tiện
Dù có nguy cơ mất mạng, loài lười luôn đều đặn leo xuống cây để thải phân mỗi lần một tuần.
Do lười chuyển động cực chậm, chúng thường mất tới một tháng để tiêu hóa một số thức ăn. Hệ đường ruột của chúng làm việc thực sự chậm, khiến chúng bị táo bón nghiêm trọng và chỉ thải phân một lần mỗi tuần. Không chỉ vậy, lười phải trèo xuống đất để tiến hành hoạt động này và dễ dàng trở thành mục tiêu của thú săn mồi.
Theo The Washington Post, lười có thể mất 1/3 trọng lượng cơ thể sau mỗi lần thải phân và hoạt động này diễn ra vô cùng khó khăn. "Bạn có thể thấy dạ dày chúng co lại khi đại tiện", Rebecca Cliffe, nhà sinh vật học chuyên nghiên cứu lười ở Đại học Swansea, Anh, cho biết.
Lười mạo hiểm mạng sống trèo xuống đất để đại tiện. (Ảnh: Wordpress).
Thải phân là lý do duy nhất để lười rời khỏi cây và đứng thẳng. Theo Cliffe, chúng đào một hố nhỏ để thải phân trong đó, lấp lại sau khi xong việc và leo trở lại cây.
Các nhà nghiên cứu chưa biết rõ nguyên nhân tại sao vận động đường ruột ở lười tốn nhiều thời gian và điều gì thôi thúc chúng mạo hiểm mạng sống rời khỏi cây để thải phân. Một giả thuyết do nhóm nghiên cứu ở Đại học Wisconsin, Mỹ, đưa ra năm 2014 là lười thải phân theo cách kỳ lạ như vậy để duy trì sự cân bằng giữa chúng và bướm đêm.
Trong quan hệ cộng sinh, bướm đêm sống trên cơ thể lười giúp một loại tảo ở lông lười sinh sản. Loại tảo này rất quan trọng đối với sự sinh tồn của lười bởi nó giúp bộ lông có màu xanh lá, cho phép lười cải trang trước thú săn mồi và cung cấp chất dinh dưỡng để lười hấp thụ qua da. Do đó, có khả năng lười trèo xuống đất thải phân để cung cấp nơi đẻ trứng cho bướm đêm hoàn thành vòng đời.
Cliffe cho rằng giả thuyết này không có sức thuyết phục khi xét đến mối nguy hiểm mà lười phải đối mặt dưới đất. Hơn một nửa lười chết khi không ở trên cây. Ngoài ra, những con lười nuôi nhốt không cần bướm đêm hay tảo để tồn tại, nhưng chúng vẫn thực hiện hành vi tương tự. Cliffe đưa ra giả thuyết về giao phối.
"Đây là một hành vi mang tính sống chết. Tôi nghĩ hành vi này liên quan tới sinh sản, bởi đó là yếu tố đứng sau phần lớn những hành vi khó hiểu ở động vật", Cliffe chia sẻ.
Giả thuyết của Cliffe là hành vi giúp đánh dấu cái cây trước những con lười khác, cho chúng biết có một con cái có khả năng sinh sản đang sống trên cây. Cliffe nhấn mạnh cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Những sự thật ít được biết đến về loài sói
Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.
