Nguyên nhân máy giặt bị rung trong quá trình vận hành
Tình trạng máy giặt rung lắc mạnh khi hoạt động là một hiện tượng thường xuyên xuất hiện bởi kỹ thuật lắp đặt máy giặt sai cách.
Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản làm cho máy giặt bị rung khi giặt
- Máy giặt quá tải hoặc quá ít quần áo
- Quần áo bị xô lệch về một hướng
- Máy giặt không đủ nước
- Máy giặt bị khô dầu
- Máy không được đặt ở vị trí cân bằng hoặc do tuổi thọ quá cao
- Bộ phận giảm xóc gặp sự cố
- Trục lồng máy giặt bị cong, vênh
- Các thiết bị tải trọng không được lắp ráp đúng
- Mô tơ điều khiển trục quay của lồng máy gặp sự cố
- Dây curoa bị trùng
Không ít người dùng tại các hộ gia đình từng gặp tình trạng máy giặt bị rung lắc mạnh, kêu to bất thường mà không tìm ra hướng giải quyết.
Khi giặt hoặc vắt thì máy giặt rung là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu máy rung lắc quá mạnh hoặc phát ra những tiếng ồn lớn, thì chắc chắn máy đã gặp vấn đề, mà bạn buộc phải kiểm tra.
Điều đáng nói là không chỉ những máy giặt đời cũ, mà ngay cả những máy còn mới, hay thậm chí vừa mua xong cũng có thể gặp phải tình trạng rung lắc khi giặt, khiến người dùng lo lắng và khó chịu. Để lâu ngày, máy giặt còn có nguy cơ hỏng hóc rất cao.
Máy giặt quá tải hoặc quá ít quần áo
Người dùng chỉ nên giặt khoảng 2/3 khối lượng định mức để đảm bảo máy giặt hiệu quả, bền lâu.
Giặt quá ít quần áo hoặc quá nhiều đều không tốt cho máy giặt. Thậm chí còn gây ra hiện tượng rung lắc do lồng giặt bị mất thăng bằng. Cách khắc phục đó là bạn cần giặt quần áo với lượng đồ phù hợp.
Theo đó, mặc dù máy giặt đều có ghi số kg giặt tối đa, nhưng các chuyên gia khuyến cáo người dùng chỉ nên giặt khoảng 2/3 khối lượng định mức để đảm bảo máy giặt hiệu quả, bền lâu. Đặc biệt lưu ý khi giặt đồ dày, khối lượng giặt cần thấp hơn 2/3 khối lượng định mức.
Trong khi đó, nếu có quá ít quần áo cũng chưa nên giặt, bởi sẽ vừa tốn điện, tốn nước, mà máy còn dễ bị rung lắc mạnh.
Quần áo bị xô lệch về một hướng
Khi cho quần áo vào máy giặt, hãy lưu ý cho đều quần áo ở tất cả các góc, không nên cho tất cả vào một nơi, khiến lồng giặt dễ bị nghiêng trong quá trình giặt và rung lắc mạnh.
Người dùng nên sắp xếp quần áo tách rời nhau và đặt cùng một chiều trước khi cho vào máy giặt, không để quần áo xoắn rối vào nhau. Khi đó, quần áo không chỉ bị nhăn, giảm độ bền mà có thể dồn về một góc, làm lồng giặt bị lệch, gây tiếng ồn lớn.
Máy giặt không đủ nước
Áp lực nước chậm cũng là một trong những nhân tố khiến máy giặt bị rung lắc.
Ít ai biết rằng áp lực nước chậm cũng là một trong những nhân tố khiến máy giặt bị rung lắc trong quá trình hoạt động. Lý do là bởi nếu tiếp nước vào quá lâu, máy giặt sẽ bắt đầu tiến trình giặt khi chưa đủ dung tích nước cần thiết.
Cách khắc phục đó là chúng ta cần kiểm tra lại xem mỗi lần giặt, nước có gần bằng thành lồng giặt hay không. Nếu thiếu nước, các bạn có thể mở cửa máy giặt và tiếp nước trong giai đoạn trước khi giặt, hoặc gọi thợ sửa chữa hỗ trợ.
Máy giặt bị khô dầu
Sau thời gian dài hoạt động, các xi lanh trong máy bị hở hoặc thủng làm lượng dầu bị cạn dẫn tới các chuyển động quay, đẩy giữa xi-lanh và pít tông không được trơn, gây ra tiếng ồn và rung lắc.
Hiện tượng trên chỉ thường xảy ra với các mẫu máy giặt đời cũ, hoặc đã qua một thời gian dài sử dụng. Cách khắc phục đó là bạn nên gọi cho thợ sửa chữa có chuyên môn để khắc phục.
Máy không được đặt ở vị trí cân bằng hoặc do tuổi thọ quá cao
Nguyên nhân khiến cho máy giặt rung lắc mạnh có thể do máy được đặt tại khu vực không được bằng phẳng, chông chênh, việc sử dụng chân đế được kê không cân bằng khiến cho máy giặt bị nghiêng.
Được kê ở khu vực không cân bằng là nguyên nhân làm cho máy giặt bị rung.
Trước khi đưa ra quyết định chọn mua máy giặt, nên tìm hiểu kỹ về nhu cầu sử dụng của gia đình mình. Vì khối lượng quần áo được giặt quá ít so với khối lượng của máy giặt cũng là nguyên nhân khiến máy giặt rung lắc và kêu to. Vì khi quần áo quá ít, chúng sẽ bị dồn về một bên khi máy giặt hoạt động, khiến cho lồng máy giặt không được cân đối gây rung lắc mạnh bất thường.
Máy giặt cũng bắt đầu xuất hiện triệu chứng khi tuổi thọ của chúng quá cao, các thiết bị đi kèm quá cũ. Hoặc có thể là máy giặt đang sử dụng thuộc đời quá cũ, không được trang bị hệ thống giảm rung, hoặc nếu có thì chúng hoạt động kém hiệu quả.
Người dùng nên xem xét kỹ quần áo trước khi bỏ vào máy giặt và vận hành máy. Vì đôi khi trong túi áo, túi quần còn sót lại những vật dụng như chìa khóa, hộp quẹt, các vật kim loại khác… Điều này là nguyên nhân khiến cho máy giặt phát ra tiếng kêu khi vận hành.
Bộ phận giảm xóc gặp sự cố
Thông thường mỗi máy giặt có 4 bộ phận giảm xóc được thiết kế dạng lò xo, ống lò xo là ống nhựa cứng hoặc thép. Nếu một trong 4 ống giảm xóc bị sự cố không hoạt động sẽ làm máy giặt bị lệch tâm, trục máy bị vênh. Đây là nguyên nhân chính làm máy bị rung khi giặt.
Bộ phận giảm xóc gặp sự cố là nguyên nhân chính làm cho máy giặt bị rung.
Trục lồng máy giặt bị cong, vênh
Trong quá trình vận chuyển hoặc sử dụng máy giặt sai cách, trục máy có thể bị cong, vênh, dẫn đến máy bị rung trong quá trình hoặt động, đặc biệt trong quá trình vắt. Trục máy giặt được thiết kế rất đồng tâm, đảm bảo khả năng quay của lồng. Trục máy là bộ phận khi bị sự cố hay hoạt động gián đoạn sẽ làm máy giặt rung nặng nhất.
Các thiết bị tải trọng không được lắp ráp đúng
Lỗi này là do nhà sản xuất. Thông thường các thiết bị tải trọng được cấu tạo từ các loại vật liệu như bê tông nhằm giảm chấn (chống rung cho máy khi hoạt động). Các thiết bị này nếu được lắp ráp không đúng, sai lệch sẽ làm máy bị rung rất nặng kể từ khi mua.
Mô tơ điều khiển trục quay của lồng máy gặp sự cố
Nếu mô tơ hoạt động không đúng định mức, hoặc mô tơ gặp sự cố sẽ làm ảnh hưởng tới chu trình quay của lồng giặt, gây ra hiện tượng máy giặt bị rung.
Dây curoa bị trùng
Dây curoa bị trùng sẽ làm giảm hiệu suất của động cơ truyền cho lồng giặt, lồng sẽ bị rung.