Nguyên nhân thực sự khiến băng tan ở Bắc Cực?
Hình ảnh các vết nứt trên tảng băng khổng lồ ở Bắc Cực vốn được xem là bằng chứng rõ ràng về những thiệt hại do sự nóng lên toàn cầu gây ra.
>>> Lượng băng Bắc Cực giảm kỷ lục
Tuy nhiên, một nhóm các nhà khoa học đến từ trường Đại học Laval (Canada) đã phát hiện ra rằng đây không phải là nguyên nhân thực sự.
Một trong những thềm băng có thể đã bị phá vỡ trước đó, cách đây khoảng 1.400 năm, rất lâu trước khi ngành công nghiệp xuất hiện và tác động lên hành tinh của chúng ta.
Các nhà khoa học tin rằng dải băng Ward Hunt
đã từng bị vỡ cách đây khoảng 1.400 năm. (Ảnh: AP)
Bằng cách nghiên cứu vật liệu trầm tích dưới đáy hồ Disraeli Fjord ở Canada, họ tin rằng dải băng Ward Hunt nằm trên bờ biển phía bắc đảo Ellesmere, thuộc vùng lãnh thổ Nunavut của Canada - dải băng lớn nhất còn lại ở Bắc Cực với diện tích 170 dặm vuông, đã từng bị vỡ ra và sau đó đóng băng trở lại vào 800 năm trước.
Những dải băng bị tách ra bởi áp lực từ các sông băng. Chúng đóng vai trò như những cái đập ngăn nước trong vịnh hẹp và kết quả là lớp trầm tích xuất hiện tại vị trí ranh giới giữa nguồn nước ngọt từ tảng băng và nguồn nước mặn từ đại dương.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp xác định niên đại nhờ vào phóng xạ carbon và nhiều kỹ thuật khác để kiểm tra lớp trầm tích, từ đó có thể mô phỏng lại các sự kiện xảy ra theo dòng thời gian.
Kết quả cho thấy, tảng băng xuất hiện cách đây 4.000 năm và tồn tại trước khi bị rạn nứt vào 1.400 năm trước. Tình trạng này tiếp diễn cho đến khi nó đóng băng trở lại cách đây 800 năm. Vài thế kỷ sau, khoảng 100 năm trước, tảng băng bắt đầu có hiện tượng co lại và mỗi năm càng thu hẹp thêm.
Trong suốt thế kỷ 20, những thềm băng ở Bắc Cực đã đánh mất hơn 90% tổng diện tích bề mặt và vẫn đang tiếp tục tan một cách nhanh chóng.
Kết quả này đã được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
