Nguyên tắc bạn buộc phải nhớ trong thời đại ác mộng "kháng kháng sinh"

Loại vi khuẩn có khả năng kháng tất cả những loại thuốc hiện nay đã xuất hiện. Những điều này sẽ phần nào giúp bạn thoát khỏi cơn ác mộng kháng kháng sinh...

Với không ít người, thuốc kháng sinh là "vật bất ly thân" - chỉ cần ho hắng, cảm sốt chút thôi là họ cũng tìm ngay tới loại thuốc này với mong muốn nhanh khỏi bệnh.

Nhưng bạn có hay rằng, có vô số loại kháng sinh cho đến nay đã không còn tác dụng nữa. Vì sao ư?

Bởi chính việc sử dụng kháng sinh quá mức sẽ dẫn tới siêu vi khuẩn và mức độ kháng thuốc của vi khuẩn ngày càng tăng cao.

Nguy hiểm hơn, mới đây một phụ nữ người Mỹ đã tử vong khi vi khuẩn nhiễm gây nhiễm trùng kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh nước Mỹ hiện có. Đáng nói là chủng vi khuẩn này cực kỳ hiếm ở Mỹ và bà đã nhiễm nó sau khi trở về từ Ấn Độ.


Đừng bao giờ tự ý dùng thuốc kháng sinh.

Điều đó có nghĩa, ai trong chúng ta cũng rất có thể mang siêu vi khuẩn về nhà, qua những chuyến du lịch.

Câu hỏi đặt ra là, chúng ta cần phải nhớ quy tắc nào để "sống sót" qua thời kháng kháng sinh?

  1. Không bao giờ được tự ý sử dụng kháng sinh. Ví dụ như bạn bị cúm thông thường do virus gây ra - nên việc uống kháng sinh không thể cho hiệu quả.
  2. Hỏi chuyện bác sĩ nếu họ kê đơn kháng sinh cho bạn. Hỏi thật kỹ xem liệu có thể không sử dụng kháng sinh hay không? Nếu buộc phải dùng thì nó có phù hợp với cơ thể bạn?
  3. Tuân thủ nghiêm ngặt liều, và thời gian điều trị kháng sinh với thuốc ngay khi thấy mình tốt hơn hoặc khỏi bệnh. Không tự ý bỏ dở liều, hoặc giảm liều thuốc - điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại kháng thuốc và tái nhiễm.
  4. Không dùng lại thuốc kháng sinh được kê điều trị ở đợt trước. Hãy vứt bỏ chúng, bởi lần sau có lẽ chúng sẽ mất tác dụng với bạn.
  5. Mặc dù có cùng triệu chứng bệnh nhưng bạn tuyệt đối không sử dụng đơn thuốc của người khác. Bởi không phải kháng sinh nào cũng phù hợp với bạn.
  6. Tránh du lịch tại những vùng đất có nguy cơ bị nhiễm bệnh nhiễm trùng cao - như Ấn Độ, châu Phi...
  7. Tăng cường bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng cơ thể, chống chọi lại bệnh tật...
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.

Đăng ngày: 10/02/2025
Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Đăng ngày: 10/02/2025
Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Việc bảo quản thực phẩm thông minh trong những ngày Tết sẽ giúp gia đình bạn có một bữa ăn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 08/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News