Nhà di động cho phi hành gia vũ trụ
Viện Quốc gia về nghiên cứu vùng cực của Nhật Bản ở Tatikawa (ngoại ô thủ đô Tokyo) vừa giới thiệu mô hình ngôi nhà di động được thiết kế dành cho các nhà thám hiểm ở Nam cực và trong tương lai có thể được sử dụng làm nơi lưu trú cho người ở các trạm nghiên cứu Mặt trăng.
Đây là dự án chung của viện nghiên cứu trên với công ty Misawa và Cơ quan nghiên cứu hàng không vũ trụ Nhật Bản JAXA.
Theo thông tin từ bộ phận báo chí của viện nghiên cứu, ngôi nhà có cấu trúc kiểu kết nối container từ các khối kích thước khoảng 3m x 6m, chịu được gió mạnh và giá lạnh khắc nghiệt. Các khối di chuyển được với sự trợ giúp của xe trượt địa hình, trên đó lắp đặt ngôi nhà cho các nhà thám hiểm vùng cực và phi hành gia vũ trụ.
Nhà gồm 2 khối sẽ có diện tích khoảng 33m². Tường nhà làm bằng gỗ và lớp phủ Galvalume, chịu được nhiệt độ tới -45,3°C và tốc độ gió 220,32km/giờ. Các tấm pin quang điện mặt trời cho phép tích trữ năng lượng và nhiệt để duy trì nhiệt độ thích hợp tối ưu bên trong căn nhà.
Việc thử nghiệm ngôi nhà trên sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 9/2020 tại trạm Showa của Nhật Bản ở Nam cực, nơi ngôi nhà độc đáo được tàu phá băng Shirase đưa đến từ cảng Tokyo.
Thử nghiệm tại vùng cực là dịp để các nhà nghiên cứu có thể kiểm tra các chức năng cũng như những vấn đề phát sinh của ngôi nhà. Sau đó, ngôi nhà sẽ được tiến hành thử nghiệm tại trạm nghiên cứu Dome, nơi có điều kiện sống tương tự trong không gian.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.
