Nhà du hành Mỹ là người đầu tiên xác định trình tự ADN trong vũ trụ

Trung tâm quản lý các chuyến bay vũ trụ (MCC) thông báo ngày 30/10, ba phi hành gia đã trở về Trái Đất an toàn sau khi hoàn tất 40 thí nghiệm khoa học kéo dài 115 ngày trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Tại đây, nhà khoa học Mỹ Kate Rubins đã trở thành người đầu tiên xác định trình tự ADN trong vũ trụ.

Theo thông báo, nhà khoa học Rubins, cùng hai nhà khoa học Takuya Onishi của Nhật Bản và Anatoly Ivanishin của Nga đã đáp xuống vùng đồng cỏ không có cây cối gần thành phố Dzhezkazgan của Kazakhstan.

Sau khi được đưa ra khỏi khoang chứa và ngồi trên thảo nguyên để thích nghi với lực hấp dẫn sau gần 4 tháng ở trong tình trạng không trọng lượng, ba phi hành gia nói trên đã được đưa đến một lán trại y tế gần đó để kiểm tra sức khỏe.


Tàu vũ trụ Soyuz TMA-20M rời bệ phóng.

Trong nhiệm vụ vừa qua, phần lớn trong số 40 nghiên cứu mà họ thực hiện liên quan đến việc xác minh tác động của điều kiện môi trường vũ trụ đối với các sinh vật sống và vật chất.

Nhà du hành Rubins của Mỹ đã thành công trong việc xác định trình tự ADN các mẫu của chuột, virus và vi khuẩn giống như trình tự sắp xếp được các nhà khoa học ở Trái Đất tiến hành cùng thời điểm.

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết thí nghiệm này có thể giúp xác định những vi khuẩn nguy hiểm có trên trạm không gian để từ đó có thể chẩn đoán bệnh trong không gian một cách chính xác.

Ngoài các thí nghiệm nói trên, các phi hành gia còn có nhiệm vụ kiểm tra hệ thống điều khiển của tàu vũ trụ thế hệ mới Soyuz MS đưa phi hành đoàn kết nối với trạm không gian quốc tế ISS.

Hiện tại, 2 phi hành gia người Nga là Andrei Borisenko và Sergey Ryzhykov, cùng phi hành gia người Mỹ Robert Shane Kimbrough đang ở trên ISS sau khi đặt chân lên trạm không gian này vào ngày 22/10 vừa qua.

Dự kiến ngày 17/11 tới, tàu Soyuz MS cũng sẽ được phóng lên không gian để đưa phi hành đoàn mới lên trạm ISS, gồm phi hành gia người Nga Oleg Novitsky, cùng hai thành viên đến từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và NASA là Thomas Pesquet và Peggy Whitson.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 21/03/2025
Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Nhạn biển Bắc Cực, rùa da, chuồn chuồn là ba trong số những loài động vật có những chuyến di cư dài nhất trong tự nhiên.

Đăng ngày: 15/03/2025
Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Với loài rắn, dù là loại rắn bé tẹo hay hổ mang khổng lồ nọc độc chết người đều phải trải qua màn lột xác (thay da) trung bình 4 đến 8 lần trong mỗi năm. Vậy tại sao rắn phải lột xác?

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News