Nhà khoa học đoạt Nobel chế tạo khối phổ kế nhỏ nhất thế giới

Khối phổ kế nhỏ nhất thế giới do nhà khoa học giành giải Nobel năm 2002 chế tạo và được kỳ vọng giữ vai trò quan trọng trong nghiên cứu dược phẩm.

Tại buổi họp báo ngày 29/5, ông Koichi Tanaka - đoạt giải Nobel năm 2002 - giới thiệu khối phổ kế nhỏ nhất thế giới tên MALDImini-1 do ông cùng đồng nghiệp tại Tập đoàn Shimadzu (Nhật Bản) phát minh.

Nhà khoa học đoạt Nobel chế tạo khối phổ kế nhỏ nhất thế giới
Ông Koichi Tanaka tại buổi họp báo giới thiệu máy MALDImini-1 - khối phổ kế nhỏ nhất thế giới - (Ảnh: Mainichi).

Shimadzu khẳng định thiết bị sẽ được sử dụng trong nghiên cứu dược phẩm sinh học. Đây cũng là lần đầu doanh nghiệp phát triển sản phẩm này từ khi thành lập phòng thí nghiệm vào năm 2003.

Theo Mainichi, khối phổ kế được dùng để đo kích thước đại phân tử như protein (đạm). Phương pháp khối phổ cần đến nguồn điện cao áp nên khó để có thể thiết kế nhỏ gọn. Hiện tại, khối phổ kế nhỏ nhất cũng to bằng một cái tủ lạnh.

Trong khi đó, MALDImini-1 chỉ bằng tờ giấy A3 và nặng 25kg. Theo nhóm nghiên cứu, khi cho mẫu thử vào máy, chỉ cần 5 phút là đã có những thông số cần thiết.

"Tôi tin rằng nếu các nhà nghiên cứu có thể dễ dàng xác nhận thông tin và khám phá những điều mới với thiết bị thuận tiện, họ sẽ có nhiều động lực hơn", ông Tanaka nói trong buổi họp báo.

Nhà khoa học Tasuko Honjo, đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2018, đánh giá cao MALDImini-1: "Phương pháp khối phổ vô cùng cần thiết cho cả những hoạt động nghiên cứu cơ bản nhất. Từ nay tôi mong muốn nhìn thấy thiết bị này được sử dụng rộng rãi trong ngành y tế".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải pháp đột phá giúp bảo quản sữa tươi đến 60 ngày

Giải pháp đột phá giúp bảo quản sữa tươi đến 60 ngày

Các nhà khoa học Úc đã tìm ra một kỹ thuật có thể kéo dài hạn sử dụng của sữa tươi đến hai tháng mà không cần làm mát, quan trọng là vẫn giữ được màu sắc và hương vị tự nhiên của sữa.

Đăng ngày: 29/05/2019
Mỹ phát triển loại vật liệu gỗ xây dựng tiết kiệm điện sưởi và làm mát

Mỹ phát triển loại vật liệu gỗ xây dựng tiết kiệm điện sưởi và làm mát

Theo Science, các nhà nghiên cứu tại Đại học Maryland và Đại học Colorado, Mỹ, đã phát triển một vật liệu xây dựng mới từ gỗ, có khả năng làm mát các căn phòng thêm 10°C.

Đăng ngày: 29/05/2019
Ô tô

Ô tô "Made in China" chạy 500km bằng nước lã

Một hãng xe hơi Trung Quốc tuyên bố đã chế tạo ra chiếc ô tô sử dụng năng lượng hydrogen có thể chạy quãng đường lên tới 500km chỉ bằng nước lã.

Đăng ngày: 28/05/2019
Sắp có xe địa hình chạy điện

Sắp có xe địa hình chạy điện

Với tính cách mạnh mẽ và năng động, chiếc xe chạy trên mọi địa hình ngày nay đã trở thành một thú chơi lan tràn khắp thế giới.

Đăng ngày: 28/05/2019
Sản xuất thực phẩm chức năng theo đơn nhờ công nghệ In 3D

Sản xuất thực phẩm chức năng theo đơn nhờ công nghệ In 3D

Nourish3D, một công ty có trụ sở tại Anh vừa ra mắt thiết bị in 3D, có thể in 7 lớp thực phẩm riêng biệt, theo nhu cầu của người dùng.

Đăng ngày: 28/05/2019
Trung Quốc công bố prototype con tàu đệm từ mới, tốc độ lên đến 600km/h

Trung Quốc công bố prototype con tàu đệm từ mới, tốc độ lên đến 600km/h

Trung Quốc vừa công bố một con tàu đệm từ siêu tốc hình viên đạn có thể đạt được tốc độ tối đa 600km/h.

Đăng ngày: 27/05/2019
Thiết bị lặn tự sạc pin nhờ... phân cá

Thiết bị lặn tự sạc pin nhờ... phân cá

Vào những thập kỷ gần đây, trong lĩnh vực thám hiểm dưới nước, các thiết bị lặn đã cung cấp cho khoa học rất nhiều thông tin giá trị.

Đăng ngày: 27/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News