Nhà khoa học giải thích hiện tượng biến đổi giới tính ở cá

Hơn 500 loài cá có khả năng thay đổi giới tính thường là để phản ứng lại môi trường sống xung quanh.

Các nhà khoa học Đại học New Zealand, Đại học La Trobe cùng Giáo sư Jenny Graves lần đầu tiên tìm ra những bí mật thay đổi giới tính ở loài cá. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances.


Cá bàng chài đầu xanh có thể tự thay đổi giới tính. (Ảnh: Sea-animal).

Giáo sư Jenny Graves, thành viên nhóm khoa học, cho biết, ông đã theo dõi loài cá bàng chài xanh (bluehead wrasse) trong nhiều năm bởi sự thay đổi giới tính diễn ra rất nhanh chóng. Nếu cá đực trong đàn rời đi, con cái lớn nhất sẽ thay thế con đực chỉ trong 10 ngày. Nó thay đổi hành vi của mình trong vài phút, màu sắc trong vài giờ. Cơ quan sinh sản cũng dần chuyển sang giống đực chỉ sau 10 ngày.

Nghiên cứu về vấn đề này, các nhà khoa học sử dụng các phương pháp phân tích di truyền mới nhất - phân tích trình tự RNA và di truyền học biểu sinh, từ đó phát hiện ra khi nào, làm thế nào bộ gene loài cá bắt đầu biến đổi giới tính. Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình biến đổi này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thay đổi giới tính có liên quan đến việc tái tạo gene mới hoàn toàn ở cơ quan sinh sản của loài cá và đặc biệt là việc thay đổi trí nhớ. Bởi vì các dấu hiệu hóa học trên DNA (dấu hiệu hóa học này để phân biệt màu sắc và hình dáng bên ngoài) kiếm soát biểu hiện gene và giúp các tế bào ghi nhớ chức năng riêng biệt của cơ thể. Vì vậy chứng tỏ những biến đổi về dấu hiệu hóa học trên DNA cũng ảnh hưởng tới quá trình biến đổi giới tính ở loài cá.

Ngoài ra, khả năng thay đổi giới tính cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường bên ngoài như nhiệt độ, khí hậu. Tiêu biểu là loài thằn lằn rồng là một trong những loài vật thay đổi giới tính nhờ yếu tố nhiệt độ môi trường.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất