Nhà khoa học Việt Nam tham gia phát hiện loài thằn lằn đá mới
Các nhà khoa học Việt Nam cùng đồng nghiệp quốc tế phát hiện một loài thằn lằn đá mới, sống trên các dãy núi đá vôi ở miền trung Lào.
>>> Khám phá loài thằn lằn thứ 20 ở Việt Nam
Loài thằn lằn đá Aaron Bauer. (Ảnh: Ngô Văn Trí)
Loài thằn lằn đá Aaron Bauer (tên khoa học Gekko aaronbaueri sp.) được phát hiện ở tỉnh Khăm Muộn, miền trung nước Lào. Nó được đặt theo tên Giáo sư Aaron Bauer, Đại học Pennsylvania, Mỹ, người có những đóng góp lớn cho khám phá khoa học về các giống loài bò sát trên thế giới.
Loài này có chiều dài đầu thân lớn nhất khoảng 80mm, thân có nhiều đốm trắng xen lẫn với những vệt màu vàng ở trên lưng. Khu vực sinh sống của chúng là các dãy núi đá vôi.
Đây là phát hiện của anh Ngô Văn Trí, cán bộ Viện Sinh học Nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; các đồng nghiệp Lào, Pháp và Phòng Giáo dục huyện Hoà Vang, Đà Nẵng.
Nhà nghiên cứu động vật Ngô Văn Trí cho biết, khám phá mới chỉ ra sai lầm trước đó về sự phân bố của thằn lằn đá lưng nhẵn Gekko scientiadventura ở nước Lào, khẳng định thằn lằn đá lưng nhẵn là loài đặc hữu của Việt Nam. Loài này có trong Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
Công trình nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Zootaxa ngày 27/1.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala
Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.

Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?
Chúng ta biết rằng ếch vốn là động vật lưỡng cư, có thể thở qua phổi và da. Nhưng lúc còn là nòng nọc chúng lại sống hoàn toàn dưới nước.
