Nhà máy hạt nhân Fukushima mất điện do... chuột

Công ty điện lực Tokyo (Tepco) cho biết một con chuột có thể đã gây ra sự cố mất điện tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản vào đầu tuần này.

Sự cố mất điện xảy tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima vào thứ hai (18/3) vừa qua, gây mất điện toàn bộ hệ thống làm mát của 4 bể lưu trữ các thanh nhiên liệu hạt nhân tại các lò phản ứng số 1, 3 và 4. Tuy nhiên, hệ thống làm mát của các lò phản ứng này không bị ảnh hưởng.


Xác chuột chết được phát hiện trong hộp điện tại hệ thống làm lạnh bể chứa nhiên liệu.

Công ty điện lực Tepco cho biết họ đã phát hiện thấy dấu vết chập cháy và xác một con chuột dài 15cm đã được phát hiện bên trong hộp điện chính của hệ thống làm mát. Họ nghi ngờ một con chuột có thể đã gây chập mạch trong hộp điện, khiến toàn bộ hệ thống bị mất điện.

Các kỹ sư đã phải mất 30 giờ để khắc phục sự cố. Toàn bộ hệ thống làm lạnh đã hoạt động trở lại vào sáng ngày hôm qua 20/3. Hệ thống nước làm mát chứa các thanh nhiên liệu hạt nhân sau khi sử dụng, nhưng chúng vẫn có nồng độ phóng xạ rất cao.

“Chúng tôi rất lo lắng sự cố có thể ảnh hưởng tới người dân, nhưng hệ thống đã được phục hồi và đang hoạt động ổn định”, phát ngôn viên Masayuki Ono của công ty điện lực Tepco, cho biết.

Đây là sự cố mất điện đầu tiên tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau khi nhà máy này được kiểm soát trở lại vào tháng 12/2011. Cách đây 2 năm, thảm họa kép động đất và sóng thần làm rò rỉ phóng xạ từ máy máy điện hạt nhân Fukushima.

Chính phủ Nhật Bản cho rằng các lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima đang trong tình trạng làm lạnh và không còn nồng độ phóng xạ ở mức cao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News