Nhà nghiên cứu khí tượng Nhật Bản: Không có cơ sở khoa học về "mây động đất"

Một chuyên gia khí tượng tại Nhật Bản nhấn mạnh rằng không có cơ sở khoa học nào cho cái gọi là "mây động đất" và kêu gọi mọi người thận trọng không nên lan truyền thông tin sai lệch, sau khi có những bài đăng trên mạng xã hội về sự xuất hiện của những đám mây như vậy sau trận động đất ngày 8/8 ngoài khơi tỉnh Miyazaki.

Trận động đất độ lớn 7,1 ngoài khơi tỉnh Miyazaki đã khiến Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) lần đầu tiên đưa ra cảnh báo nguy cơ xảy ra siêu động đất tại rãnh Nankai.

Nhà nghiên cứu khí tượng Nhật Bản: Không có cơ sở khoa học về mây động đất
Ngôi nhà bị phá hủy sau trận động đất ở Osaki, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản, ngày 8/8/2024. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Có nhiều thông tin đồn xuất hiện trên mạng xã hội như: "Tôi nghe nói rằng mây động đất xuất hiện trước động đất" hay "Có ba hàng mây động đất".

Kentaro Araki, một chuyên gia về mây và nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Khí tượng của JMA khẳng định không thể xác định ảnh hưởng của động đất bằng cách nhìn vào mây. 

Theo chuyên gia Araki, mây được phân thành 10 loại, trong đó có đám mây cirrus, đám mây stratus và đám mây cumulonimbus, dựa trên độ cao, hình dạng và các yếu tố khác, và có hơn 400 loại nếu được phân chia theo độ trong suốt và các yếu tố khác. Trong số đó, mây máy bay và mây sóng sọc rõ ràng thường bị nhầm lẫn với mây động đất, nhưng ông khẳng định "khí tượng học có thể giải thích hình dạng và điều kiện của tất cả các đám mây thường được gọi là mây động đất".

Chuyên gia Araki cũng đăng trên tài khoản X ngày 8/8 rằng: "Mây không thể là dấu hiệu báo trước động đất". 

Mây động đất đã trở thành một chủ đề mỗi khi xảy ra một trận động đất lớn. Từ năm 1983, sau trận động đất ngoài khơi tỉnh Akita, những tin đồn như vậy đã lan truyền, và báo Mainichi Shimbun khi đó đưa tin rằng JMA tuyên bố không có cơ sở cho những đám mây như vậy. Cơ quan này khẳng định rằng: "không có lời giải thích khoa học nào ủng hộ việc mây địa chấn xuất hiện liên quan đến động đất".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhật Bản chuẩn bị ra sao trước

Nhật Bản chuẩn bị ra sao trước "siêu động đất" thế kỷ?

Trước trận động đất làm rung chuyển nhiều khu vực phía Tây Nhật Bản hồi tuần trước, các cơ quan chính quyền địa phương và trung ương đã vào cuộc.

Đăng ngày: 13/08/2024
Khám phá Yarlung Tsangpo - Hẻm núi lớn nhất hành tinh

Khám phá Yarlung Tsangpo - Hẻm núi lớn nhất hành tinh

Hẻm núi Yarlung Tsangpo là hẻm núi trên đất liền lớn nhất Trái đất, trải dài 505km và vươn xa 6.096m từ đỉnh tới đáy ở điểm sâu nhất tại khu tự trị Tây Tạng.

Đăng ngày: 13/08/2024
Dự báo miền Bắc mưa lớn cả tuần

Dự báo miền Bắc mưa lớn cả tuần

Đợt mưa diện rộng tập trung từ chiều tối đến đêm có khả năng gây sạt lở đất, lũ quét ở vùng núi phía Bắc và gây khó khăn trong ứng phó.

Đăng ngày: 12/08/2024
Các thành phố ở Mỹ quan tâm đến

Các thành phố ở Mỹ quan tâm đến "pin dưới lòng đất"

Ẩn dưới lòng đất là nguồn năng lượng địa nhiệt dồi dào có thể giúp sưởi ấm và làm mát các căn nhà. Hiện nay, các thành phố lớn của Mỹ đang quan tâm nhiều đến nguồn năng lượng xanh này.

Đăng ngày: 12/08/2024
Người dân Kenya bảo vệ tài sản hiệu quả nhờ ngăn nước lũ bằng tường chắn cao su

Người dân Kenya bảo vệ tài sản hiệu quả nhờ ngăn nước lũ bằng tường chắn cao su

Tường chắn này không chỉ bảo vệ cộng đồng khỏi tình trạng vỡ đê, mà còn giúp người dân dự trữ nước để sử dụng trong mùa khô.

Đăng ngày: 11/08/2024
Vùng đất ngập nước lớn nhất thế giới đối diện với khủng hoảng cháy rừng do biến đổi khí hậu

Vùng đất ngập nước lớn nhất thế giới đối diện với khủng hoảng cháy rừng do biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đã khiến vùng đất ngập nước lớn nhất thế giới tại Pantanal (Brazil) đối mặt với nguy cơ cháy rừng tàn khốc.

Đăng ngày: 10/08/2024
Bức ảnh sông băng Thụy Sĩ

Bức ảnh sông băng Thụy Sĩ "bốc hơi" gây sửng sốt

Những bức ảnh được cặp đôi người Anh ghi lại trong chuyến du lịch đã lan truyền với tốc độ chống mặt vì cho thấy tốc độ tan chảy đáng kinh ngạc của các dòng sông băng ở Thụy Sĩ.

Đăng ngày: 09/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News