Nhà vật lý Brazil giành giải Templeton hơn 32 tỉ đồng

Nhà vật lý, thiên văn người Brazil, ông Marcelo Gleiser, vừa được trao giải Templeton trị giá 1,4 triệu USD (hơn 32 tỉ đồng VN) vì những đóng góp quan trọng cả về khoa học lẫn tinh thần.

Theo hãng tin Reuters, ông Marcelo Gleiser, 60 tuổi, cũng là người Mỹ Latinh đầu tiên được trao giải thưởng có giá trị hiện kim lớn nhất thế giới này, dẫn thông cáo của Quỹ John Templeton tại Mỹ ngày 19-3.

Giáo sư Marcelo Gleiser đang công tác tại ĐH Dartmouth, bang New Hampshire (Mỹ). Không chỉ nghiên cứu khoa học, ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy và xuất hiện nhiều trong các chương trình phát thanh, truyền hình.

Nhà vật lý Brazil giành giải Templeton hơn 32 tỉ đồng
Nhà vật lý, thiên văn học Marcelo Gleiser - (Ảnh: REUTERS).

Ông thường bàn về quan điểm cho rằng, khoa học chính là sự tìm kiếm có tính tâm linh để hiểu về nguồn gốc của vũ trụ và sự sống trên Trái đất.

"Tôi sẽ làm việc nỗ lực hơn nữa để lan tỏa thông điệp của mình về sự đoàn kết toàn cầu và nhận thức về hành tinh tới đông đảo mọi người hơn", giáo sư Gleiser chia sẻ trong thông cáo của trường Dartmouth sau khi biết tin được nhận giải thưởng.

Theo ĐH Dartmouth, giáo sư Gleiser nghiên cứu về giao diện giữa cái mà ông gọi là "vật lý của cái rất lớn" và "vật lý của cái rất nhỏ" để dựng lại những diễn biến ở thuở sơ khai của vũ trụ.

Cùng với việc nghiên cứu về nguồn gốc của sự sống trên Trái Đất, ông cũng đào sâu tìm tòi trong vấn đề khả năng tồn tại của sự sống ngoài hành tinh.

Ông Gleiser sinh tại thành phố Rio de Janeiro trong một gia đình có vị thế thuộc cộng đồng người Do Thái ở thành phố này. Ông học tại Brazil và Anh và trở thành Giáo sư giảng dạy tại khoa Vật lý và Thiên văn học của trường ĐH Dartmouth từ năm 1991.

Trong những chủ nhân của giải thưởng Templeton trước đây có đức Đạt Lai Lạt Ma và Mẹ Theresa. Năm ngoái, giải thưởng này được trao cho nhà vua Abdullah II của Jordan.

Giải thưởng Templeton bắt đầu trao từ năm 1972, được đặt tên theo tên của nhà đầu tư toàn cầu quá cố, ông John Templeton.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên một phụ nữ được trao giải toán học danh giá Abel

Lần đầu tiên một phụ nữ được trao giải toán học danh giá Abel

Giải thưởng toán học Abel được trao cho bà Karen Uhlenbeck người Mỹ ngày 19-3 vì công trình nghiên cứu về các phương trình vi phân khác của bà.

Đăng ngày: 20/03/2019
Tiêu bản cụ rùa hồ Gươm được đưa vào đền Ngọc Sơn

Tiêu bản cụ rùa hồ Gươm được đưa vào đền Ngọc Sơn

Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, tiêu bản cụ rùa hồ Gươm đã được đưa vào đền Ngọc Sơn để lưu và trưng bày phục vụ du khách tham quan.

Đăng ngày: 16/03/2019
Người Việt có cơ hội sáng tạo Bảng hệ thống tuần hoàn

Người Việt có cơ hội sáng tạo Bảng hệ thống tuần hoàn

Các tác giả có thể sắp xếp lại bảng hệ thống tuần hoàn theo nguyên lý sáng tạo của riêng mình và kèm giải thích rõ ràng.

Đăng ngày: 28/02/2019
Kỷ niệm 150 năm bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Kỷ niệm 150 năm bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Dạng tiêu chuẩn của bảng gồm các nguyên tố được sắp xếp thành 18 cột và 7 dòng, với hai dòng kép nằm riêng nằm bên dưới cùng.

Đăng ngày: 27/02/2019
Việt Nam xây dựng biểu tượng chỉ dẫn địa lý quốc gia

Việt Nam xây dựng biểu tượng chỉ dẫn địa lý quốc gia

Biểu tượng sẽ giúp thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng logo.

Đăng ngày: 24/02/2019
Những sự kiện thiên văn nổi bật nhất năm 2018

Những sự kiện thiên văn nổi bật nhất năm 2018

Năm 2018 là "một năm bận rộn" của ngành thiên văn học với nhiều sự kiện vui, buồn. Đặc biệt, qua những thành tựu đạt được, con người ngày càng chứng tỏ mình có khả năng chinh phục vũ trụ bao la.

Đăng ngày: 23/12/2018
10 sự kiện khoa học nổi bật thế giới năm 2018

10 sự kiện khoa học nổi bật thế giới năm 2018

Giáo sư Stephen Hawking qua đời, tàu thăm dò NASA đáp xuống sao Hỏa, thay đổi định nghĩa kilogram... là những dấu mốc đáng nhớ năm qua.

Đăng ngày: 20/12/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News