Nhạn biển bắc cực - quán quân đường bay di trú
Nghiên cứu mới nhất cho biết loài nhạn biển mỗi năm phải bay đoạn đường di trú lên đến 71.000km, nhiều gấp hai lần so với các nghiên cứu trước đây, đoạt chức quán quân về độ dài đường bay di trú, hơn loài hải âu đen 6.400km.
Loài nhạn biển bắc cực nhỏ bé chỉ nặng 113 gam trên đường di trú.
Ảnh: National Geographic
Biểu đồ cho thấy loài chim nhỏ bé này - chỉ nặng 113 gam - đã bay 71.000km theo đường zigzag từ Greenland đến Nam Cực. Carsten Egevang, người đứng đầu công trình cho biết: "Có rất nhiều lý thuyết, nhưng giờ đây chúng tôi đã biết được chính xác đường bay của chim di trú".
Thay vì bay thẳng một mạch, loài chim này đã chọn một đường bay rất vòng vo. Thí dụ như trên đường về từ Nam Cực đến Greenland, loài này đã bay đến châu Phi rồi sang Nam Mỹ trước khi bay lên Bắc Cực. Egevang nói: "Việc này làm tốn thêm hàng ngàn km đường bay. Nhưng khi phân tích đường bay, bạn sẽ thấy chúng có lý". Với đường bay như thế này, chúng lợi dụng được sức gió và không bao giờ phải bay ngược gió.
Theo tính toán của các nhà khoa học, trung bình loài nhạn biển bắc cực này sống 30 năm và như vậy trong cuộc đời của mình, loài chim này sẽ bay tổng cộng 2,4 triệu km - tương đương với ba chuyến đi từ trái đất đến mặt trăng và trở về.
Được biết trong thời gian, các nhà khoa học chỉ có thể biết được đường bay di trú của những loài chim lớn bởi vì các thiết bị gắn vào chim thường nặng và không thích hợp cho các loài nhỏ. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu đã có được trong tay một thiết bị theo dõi chỉ nặng 1,4 gam, đủ nhẹ để gắn vào chân của loài nhạn biển bắc cực này.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
