Nhân giống thành công giống chim trĩ đỏ ở Hà Tĩnh
Chim trĩ đỏ là loài chim quý hiếm đã được xếp vào Sách Đỏ Việt Nam. Hiện nay, loài chim quý hiếm này đã được nhiều người tìm tòi, nghiên cứu nhân giống, nuôi thành công với số lượng lớn và có thể cung cấp ra thị trường.
Thương binh Trần Danh Minh, xóm 5 xã Cẩm Vịnh, Cẩm Xuyên là người đầu tiên mạnh dạn đưa giống chim này về nuôi thử nghiệm ở Hà Tĩnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tháng 10/2011 ông Minh ra Hưng Yên tham quan học tập kinh nghiệm và mua bốn con chim trĩ đỏ trưởng thành (ba mái, một trống) về nuôi. Hơn nửa tháng sau chim bắt đầu đẻ trứng và cho ấp nhưng thất bại. Ba tháng sau chim tiếp tục đẻ, rút kinh nghiệm từ lần ấp đầu tiên, ông cho gà ấp 60 quả trứng, nở được 57 con, nuôi trưởng thành 54 con và ông bán giống.
Chim trĩ đỏ quý hiếm
Với giá 1,2 triệu đồng/cặp giống, ông thu về hơn 30 triệu đồng. Ông lại tiếp tục cho gà ấp lứa hai và nuôi trưởng thành được 51 con chuẩn bị xuất làm giống. Sau một năm nuôi, loài chim quý đã chứng tỏ được tính thích ứng và hiệu quả kinh tế.
Ông Minh chia sẻ: “Chim trĩ là loài có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh, thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt, ăn lúa, tốn ít thức ăn, dễ nuôi, độ rủi ro không cao, hiệu quả kinh tế cao hơn các loại gia cầm khác".
Mỗi lứa chim trĩ mẹ đẻ từ 80 - 100 quả trứng, chim trĩ con nuôi sáu tháng là có thể đẻ trứng hoặc xuất chuồng. Chim trống trưởng thành nặng trên 2kg; chim mái từ 1,7 - 2,0kg, thịt thơm ngon hơn thịt gà và có tác dụng chữa bệnh nên được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Với giá bán trứng 50.000đ/quả, và chim con sau hai tháng ấp nở 600.000 đồng/con, đến nay sau gần một năm nuôi chỉ với bốn con giống ban đầu, gia đình ông Minh đã thu về hơn 70 triệu đồng tiền bán chim giống và bán trứng.
Hiện nay với nhu cầu của thị trường ngày một gia tăng, việc nuôi thành công chim trĩ đỏ đã mở ra hướng phát triển kinh tế, đa dạng hóa vật nuôi mới cho ngành chăn nuôi Hà Tĩnh.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
