Nhân giống thành công loài thông chứa chất trị ung thư
Bằng phương pháp cấy mô, các nhà khoa học của Viện công nghệ sinh học và thực phẩm, ĐH Công nghiệp TP HCM vừa nhân giống thành công cây thông đỏ.
Nhóm đã tạo ra được cây con có rễ. Tiến sĩ Đàm Sao Mai cho biết, tỷ lệ nhân giống tự nhiên của cây thông đỏ rất thấp, chỉ khoảng 0,1% vì cây có trái nhưng không có hạt.
Còn nếu nhân giống bằng phương pháp dâm cành thì cây mọc ngang, nhiều nhánh, không có hàm lượng Taxol, một chất quý để sản xuất thuốc chữa bệnh ung thư. Trong khi đó, thông đỏ phải mọc thẳng thì mới có hàm lượng chất Taxol.
Nhân giống thông trong phòng thí nghiệm.
Để nhân giống thành công, Viện đã lấy cành thông đỏ từ Lâm Đồng, sau đó cấy chúng trong môi trường thích hợp. Sau hai đến ba tháng khi chồi cao hai cm thì chuyển chồi vào môi trường ra rễ để phát triển rễ.
Rễ của cây con sau bốn tháng sẽ chuyển sang màu vàng nhạt, hình thành lông hút. Tỷ lệ chồi ra rễ là 80%. Khi cây đã ra rễ sẽ được thuần hóa trước khi chuyển ra vườn ươm.
Sau ba tháng phát triển trong vườn ươm cây con có thể đem trồng ngoài tự nhiên. Thông đỏ phù hợp với những nơi có khí hậu lạnh như Lâm Đồng. Để rễ phát triển đòi hỏi môi trường phải phù hợp, gồm các chất điều hóa sinh, vitamin, NH4NO3, KNO3, K2SO4…..
Viện Công nghệ sinh học - Thực phẩm là nơi đầu tiên trong cả nước tạo ra được cây thông đỏ con có rễ. Số lượng cây thông đỏ ở Việt Nam hiện còn rất ít, đây là một trong những giống cây quý cần được bảo tồn.
Tiến sĩ Mai cho biết thêm, Viện đã hợp tác với một số nơi để phát triển cây thông đỏ này. Trước mắt, Viện sẽ tiến hành nhân giống 6.000 cây con theo đơn đặt hàng của một việt kiều Pháp.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.
