Nhật Bản công bố dữ liệu bí mật về phóng xạ
Nhật Bản thừa nhận đã che giấu một phần thông tin về sự phát tán phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I vì lo ngại sẽ gây ra hoảng loạn trong dân chúng, nhưng giờ bắt đầu công bố các dữ liệu này.
Hậu quả động đất/sóng thần vẫn hiện hiện ở vùng đông bắc Nhật Bản.
Đó là những số liệu về nguy cơ phóng xạ lan ra từ tai nạn hạt nhân ở nhà máy Fukushima I. Đài truyền hình quốc gia NHK nói rằng các dữ liệu được đăng tải ngày hôm qua trên các trang web của Bộ Khoa học và các cơ quan quản lý hạt nhân.
Chính phủ Nhật Bản đã giữ bí mật về dữ liệu của ít nhất 5.000 đo đạc phóng xạ trong các sự kiện tại các nhà máy điện hạt nhân Fukushima I. Ông Goshi Hosono, người đứng đầu lực lượng được giao nhiệm vụ đối phó với cuộc khủng hoảng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, thừa nhận đây là “một sai lầm” và khẳng định thông tin đã được lập tức công bố.
Ông Hosono nói rằng dữ liệu đã không được công bố vì lo ngại rằng một số tình huống xấu nhất có thể gây hoảng loạn tập thể. Nhưng ông nói, giờ thì chính phủ tin rằng, cho dù thông tin có gây sốc, thì việc hoảng loạn có thể tránh được nếu được giải thích hợp lý.
Sau trận động đất ở phía đông bắc Nhật Bản ngày 11/3, một loạt sự cố đã xảy ra tại máy điện hạt nhân Fukushima I đã dẫn tới sự phát tán đáng kể các chất phóng xạ. Người dân tại khu vực 20 km xung quanh nhà máy đã được sơ tán.
Hôm qua, Công ty điện lực Tokyo (Tepco) thông báo mức phóng xạ đo được trong nước biển Thái Bình Dương vùng gần nhà máy Fukushima I đã tăng gấp từ 100 đến 1.000 lần mức bình thường.
Cùng ngày, giới hữu trách Nhật Bản loan báo mức phóng xạ bên trong một nhà máy điện hạt nhân ở miền tây tăng lên, nhưng không rò rỉ phóng xạ ra ngoài cơ sở này. Đây là nhà máy hạt nhân Tsuruga nằm cách thủ đô Tokyo 350 km về phía tây và trong khu vực không bị ảnh hưởng bởi thảm hoạ kép hôm 11/3.
Công ty Điện Hạt nhân Nhật Bản hôm qua thông báo các kỹ sư đang theo dõi khả năng có thể các bó nhiên liệu trong lò phản ứng số 2 của nhà máy Tsuruga bị rò rỉ vào chất làm nguội. Công ty cho biết đang tính tới việc đóng cửa lò phản ứng này để tiến hành điều tra chi tiết.
[#RelatedNews(196)#]

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
