Nhật Bản được phép khai thác đất hiếm hiếm ở Thái Bình Dương

Chính phủ Nhật Bản ngày 20/7 cho biết nước này đã giành được giấy phép thăm dò và khai thác các lớp đất hiếm giàu côban nằm dưới đáy Thái Bình Dương, động thái có thể giảm bớt sự phụ thuộc của vào nguồn cung cấp kim loại hiếm của Trung Quốc.

>>> Nhật tìm thấy nguồn đất hiếm khổng lồ dưới biển

Cơ quan Đáy biển Quốc tế (ISA) về cơ bản đã chấp thuận kế hoạch thăm dò và khai thác của Nhật Bản khu vực rộng tới 3.000km2 ở vùng biển quốc tế cách đảo san hô Minamitori khoảng 600km về phía Đông. Minamitori cách thủ Tokyo 1.850km về phía Nam, là một phần của làng Ogasawara thuộc quản lý hành chính của Tokyo.


Sơ đồ khu vực Nhật Bản được phép khai thác. (Ảnh AFP)

Theo đánh giá, lớp vỏ Trái đất bao phủ vùng đáy biển nói trên dày khoảng 1.000-2.000m, chứa khoảng 6,8 triệu tấn kim loại đất hiếm như mangan, côban, niken và bạch kim.

Dự kiến Tập đoàn Dầu mỏ, Khí đốt và Kim loại quốc gia Nhật Bản sẽ thay mặt chính phủ ký hợp đồng thăm dò, khai thác chính thức với ISA trong 15 năm.

Việc giành quyền khai thác vùng biển này sẽ giúp Nhật Bản tiếp cận nguồn cung cấp các kim loại hiếm vốn được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.

Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ hoàn thành các thủ tục xin chứng nhận khai thác vào cuối tài khóa 2013, kết thúc vào tháng 3 năm tới, để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn kim loại hiếm nhập khẩu từ Trung Quốc.

Lần gần đây nhất Nhật Bản giành được quyền khai thác lớp đáy biển giàu khoáng sản vào năm 1987, ở khu vực đáy biển có mangan thuộc phía Đông Nam quần đảo Hawaii.

Tuy nhiên, lớp quặng này đến nay vẫn chưa được khai thác do nằm ở độ sâu tới 4.000km so với mực nước biển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News