Nhật Bản: Hơn 1000 tấn nước nhiễm xạ đổ ra biển
Công ty điện lực Tokyo Nhật Bản (TEPCO), đơn vị vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima, ngày 17/9 cho biết đã đổ ra Thái Bình Dương tổng cộng 1.130 tấn nước mưa đọng lại tại nhà máy này trong ngày 16/9 sau một cơn bão.
>>> Nước nhiễm xạ tại Fukushima ngấm vào nước ngầm
Theo TEPCO, lượng nước mưa trên đã tích lại bên trong khu vực rào chắn được dựng lên xung quanh các bể chứa nước bị nhiễm phóng xạ của nhà máy, tuy nhiên nồng độ phóng xạ trong nguồn nước mưa này dưới ngưỡng cho phép, có thể thải vào biển.
TEPCO cho biết các tường rào dựng lên nhằm ngăn chặn khả năng nước nhiễm phóng xạ bị rò rỉ từ các bể chứa thoát ra ngoài. Tuy nhiên, khi cơn bão tràn đến, lượng nước mưa ở bên trong các rào chắn có nguy cơ tràn ngược trở vào các bể chứa nước nhiễm phóng xạ.
Đo được chỉ số phóng xạ cao tại nhà máy điện Fukushima. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Để giải quyết tình trạng trên, TEPCO đã cho xả lượng nước mưa ra ngoài bằng cách cho mở một số van được gắn trên tường chắn.
TEPCO khẳng định lượng nước được thải ra có nồng độ phóng xạ̣ cao nhất chỉ là 24 becquerel/l, thấp hơn mức cho phép 30 becquerel/l.
TEPCO cũng cam kết khi phát hiện lượng nước có nồng độ phóng xạ sát hoặc vượt quá ngưỡng cho phép, công ty sẽ lưu lại trong các bể chứa thay vì xả ra ngoài.
Kể từ khi nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị hư hại trong thảm họa kép động đất-sóng thần hồi tháng 3/2011, đến nay một lượng lớn các bể chứa nước nhiễm phóng xạ đã được dựng lên và con số này tiếp tục tăng lên khi hàng ngày vẫn cần phải sử dụng nước để làm mát các lò phản ứng hạt nhân đã bị tan chảy.
Theo kế hoạch, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 19/9 sẽ thăm nhà máy này nhằm kiểm tra công tác xử lý nguồn nước bị nhiễm phóng xạ.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
