Nhật Bản khoan chuẩn bị khai thác khí dưới đáy biển
Ngày 15/2, Tập đoàn dầu khí và kim loại quốc gia Nhật Bản (JOGMEC) đã bắt đầu khoan chuẩn bị cho việc khai thác thử Methane Hydrate ở vùng biển Thái Bình Dương ngoài khơi tỉnh Aichi, miền Trung Nhật Bản, sau khi bị trì hoãn 1 ngày vì thời tiết xấu và cần thời gian kiểm tra lại hoạt động của máy móc, thiết bị.
>>> Nhật sắp khai thác khí đốt từ "băng cháy"
![]() |
Tàu khoan thăm dò “Chikyu” (Trái Đất) nổi tiếng của Cơ quan Khoa học Biển-Trái Đất và Công nghệ đã bắt đầu khoan ở vùng biển sâu khoảng 1.000m cách bán đảo Atsumi 70-80km về phía nam.
Tàu này sẽ khoan 4 giếng sâu hơn 260m tính từ đáy biển. Một trong 4 giếng này sẽ được sử dụng để khai thác thử Methane Hydrate và 3 giếng còn lại sẽ được dùng để theo dõi những thay đổi có thể xảy ra đối với môi trường trong khi thực hiện dự án.
Nếu dự án thành công, đây sẽ là lần đầu tiên trên thế giới con người khai thác và sản xuất Methane Hydrate dưới đáy biển và đây sẽ nguồn năng lượng mới cho Nhật Bản. JOGMEC có kế hoạch tiến hành khai thác thử Methane Hydrate từ tháng 1-3/2013.
Methane Hydrate là khí Methane bị đóng băng trong môi trường áp suất cao và nhiệt độ thấp, như đáy biển và dưới lòng đất bị đóng băng. Bản thân Methane là một thành tố của khí đốt tự nhiên.
Các lớp trầm tích Methane Hydrate bên dưới đáy biển trong vùng biển phía nam miền Trung Nhật Bản được đánh giá có trữ lượng khoảng 1.000 tỷ m3, đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Nhật Bản trong hơn 10 năm.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
