Nhật Bản phát hiện trường hợp gạo nhiễm xạ cao đầu tiên
Bộ Nông nghiệp Nhật Bản vừa báo động trường hợp đầu tiên lúa bị nhiễm xạ cao hơn mức mà kể từ đó phải thực hiện các phân tích kỹ lưỡng trước khi gặt.
Nhật Bản liên tiếp phát hiện ra dấu vết các chất phóng xạ trong thực phẩm.
Các quan chức chính phủ hôm qua đã yêu cầu tiến hành thêm các cuộc kiểm tra sau khi phát hiện mức độ nhiễm xạ cao trong lúa trồng gần nhà máy điện hạt nhân gặp sự cố ở Fukushima.
Các kết quả phân tích tại vùng Nihonmatsu, thuộc tỉnh Fukushima, cách nơi xảy ra tai nạn hạt nhân 56 km về phía đông, cho thấy nồng độ chất cesium phóng xạ trong lúa đã lên đến mức 500 becquerels/kg, cao hơn mức quy định là 200 bequerels/kg.
Trước tình hình này, tỉnh Fukushima sẽ gia tăng các điểm thanh tra. Nếu như nồng độ chất cesium vượt qua mức trần là 500 bequerels/kg, theo quy định, chính phủ buộc phải ra lệnh ngưng kinh doanh gạo sản xuất từ khu vực này.
Như vậy, việc phát hiện nồng độ cesium cao trong gạo đã kéo dài thêm danh sách các loại thực phẩm bị nhiễm xạ. Điều này càng làm cho người dân Nhật Bản cảm thấy bất an về mặt an toàn thực phẩm.
Ngay sau khi xảy ra sự cố Fukushima, người ta liên tiếp phát hiện ra dấu vết các chất phóng xạ trong thực phẩm.
Trước đó là tin nguồn nước uống tại Tokyo bị nhiễm xạ, rồi đến việc Công ty điện lực Tokyo (Tepco) cho thải nước nhiễm xạ cao ra biển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn hải sản, và gần đây nhất là vụ bò được nuôi bằng cỏ nhiễm xạ khiến cho ngành chăn nuôi của khu vực gần nhà máy hạt nhân bị khốn đốn.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
