Nhật Bản: Tận dụng cả sân bay cũ để lắp đặt pin Mặt Trời
Nhằm tận dụng tối đa các khu vực nhiều ánh sáng để lắp đặt pin Mặt Trời, hai tỉnh Kagoshima và Miyazaki ở miền Trung Nhật Bản đã trở thành những địa phương điển hình trong việc đi đầu cả nước về tận dụng các cơ sở hạ tầng, bao gồm cả sân bay cũ, để lắp đặt những hệ thống panel sản xuất điện năng có chiều dài lên tới gần 1km.
>>> Hầu hết pin mặt trời trên thế giới lắp đặt sai hướng
Tại thành phố Makurazaki, tỉnh Kagoshima, sân bay Makurazaki từng là một trong những sân bay đẹp hàng đầu ở Nhật Bản, được khai thác vào năm 1991. Tuy nhiên, do chi phí hoạt động tăng cao trong khi lợi nhuận thu về thấp, nên sân bay này đã bị đóng cửa từ tháng 3/2013.
Hai công ty Orix ở Tokyo và Điện lực Fukuoka đã quyết định thuê lại đường băng của sân bay này để lắp đặt các hệ thống pin Mặt Trời. Theo đó, toàn bộ đường băng với tổng chiều dài 800m sẽ được phủ kín bởi 33.500 tấn panel.
Tổng diện tích lắp đặt các tấm pin Mặt Trời ước tính vào khoảng 129.000m2, cho phép sản xuất ra 8,2mw điện. Theo dự kiến, việc lắp đặt sẽ hoàn tất vào ngày 1/9 tới.
Trong khi đó, tại thành phố Nobeoka, tỉnh Miayazaki, sân trượt tuyết nhân tạo lớn nhất Nhật Bản, với diện tích 42.300m2 cũng đang được lắp đặt 8.400 tấm panel để khai thác điện từ ánh sáng Mặt Trời. Các tấm panel được xếp thành hình những bông hoa, được giới chức tỉnh này đánh giá vừa mang lại giá trị về lợi ích khai thác, vừa có giá trị về du lịch và môi trường.
Theo dự kiến, trạm cung cấp điện này sẽ hoạt động từ giữa tháng 9, với công suất cực đại là 2 megawat. Thành phố Nobeoka kỳ vọng đây sẽ là một điểm du lịch hấp dẫn mới của thành phố này trong tương lai.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
