Nhật “cầu cứu” nhà máy xử lý phóng xạ nổi của Nga

Nhật hôm nay phải nhờ Nga cử một nhà máy xử lý phóng xạ nổi, vốn được sử dụng để vô hiệu hóa các tàu ngầm hạt nhân, tới cô đặc nước thải nhiễm xạ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I tại đông bắc Nhật, báo chí Nga đưa tin.


Nhà máy xử lý nước thải phóng xạ nổi của Nga Suzuran

Các kỹ sư tại nhà máy điện hạt nhân đang gặp trục trặc Fukushima I hôm qua đã buộc phải xả nước nhiễm xạ ra biển cho đến thứ sáu này, trong nỗ lực nhằm sửa chữa hư hại tại nhà máy. Ngoài xả nước nhiễm xạ ra biển, họ còn dùng muối tắm để xác định vị trí nguồn gây rò rỉ phóng xạ tại tổ hợp điện hạt nhân cách Tokyo 250km.

Hơn 3 tuần sau trận siêu động đất/sóng thần tàn phá đông bắc Nhật và gây hư hại nhà máy điện Fukushima I, các kỹ sư vẫn chưa thể kiểm soát được nhà máy và cũng chưa thể ngăn được phóng xạ rò rỉ.

Theo hãng thông tấn Interfax, sau khi nhờ vả Pháp và Mỹ, Nhật tiếp tục nhờ Nga cử nhà máy xử lý phóng xạ nổi Suzuran tới Fukushima I. Suzuran được sử dụng để vô hiệu hóa các tàu ngầm hạt nhân của Nga và đây là một trong những nhà máy xử lý nước thải phóng xạ lớn nhất thế giới, chuyên xử lý nước phóng xạ có chứa các hoá chất và cô nước thành dạng đặc cứng. Nhà máy có thể xử lý 35m3 nước thải/ngày và 7.000m3/năm.

Ngoài ra, các kỹ sư tại Nhật cũng dự kiến xây “các tấm màn” khổng lồ bằng sợi tổng hợp pôliexte ở biển để ngăn nước nhiễm xạ chảy từ nhà máy.

Hôm qua công ty điện Tepco đã bắt đầu xả 11.500 tấn nước biển nhiễm phóng xạ nồng độ thấp ra biển. Số nước này trước đây đã được bơm vào nhà máy để làm mát các thanh nhiên liệu.

Một quan chức Tepco đã nói trong nước mắt tại cuộc họp báo: “Chúng tôi vô cùng xin lỗi khu vực và những người liên quan”.

Tepco hôm nay cho hay họ đã bắt đầu trả “tiền đền bù” cho các chính quyền địa phương đã hỗ trợ sơ tán người dân ra khỏi khu vực xung quanh nhà máy.

Tepco đang đối mặt với một khoản đền bù khổng lồ, nhưng công ty này cho biết nhiệm vụ trước mắt của họ là tập trung đánh giá, xử lý thiệt hại tại nhà máy.

Nhật kiểm tra phóng xạ tại 1.400 trường học


Các cuộc kiểm tra sẽ được tiến hành trong 2 ngày.

Giới chức trách tại khu vực Fukushima hôm nay đã bắt đầu tiến hành chương trình khẩn cấp nhằm đo lượng phóng xạ ở các sân trường học.

Hơn 1.400 trường học và nhà trẻ sẽ được kiểm tra trong vòng 2 ngày, khi các bậc phụ huynh lo ngại về sự cố rò rỉ phóng xạ ngày càng nghiêm trọng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I.

Giới chức trách cho biết, trẻ em sẽ không gặp nguy hiểm nếu ở bên ngoài vùng cách ly 30km.

Trong khi đó, số người thiệt mạng trong trận siêu động đất/sóng thần hôm 11/3 vừa qua hiện là 12.157 và gần 15.500 người vẫn còn mất tích.

Hơn 80% nạn nhân đã được nhận dạng và thi thể của họ đã được gửi trả về cho gia đình họ.

Một cuộc tìm kiếm người mất tích kéo dài 3 ngày do quân đội Nhật và Mỹ phối hợp thực hiện đã tìm phát hiện được 78 thi thể.

Hiện hơn 161.000 người ở trong vùng hứng chịu động đất/sóng thần vẫn đang phải sống trong các trung tâm sơ tán.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News