Nhật có công nghệ sản xuất nhiên liệu giá rẻ từ rơm
Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki của Nhật Bản đã phát triển công nghệ sản xuất ethanol từ rơm với giá chỉ 40 yen (khoảng 0,45 USD) một lít, ngang với mức chi phí sản xuất loại nhiên liệu sinh học này từ đường mía tại Brazil và các nơi khác.
>>> Phân bò sẽ giúp bạn không còn đau đầu vì giá xăng?
Kawasaki cho biết công nghệ nói trên có chi phí sản xuất thấp là nhờ chỉ sử dụng nước nóng để phân giải nguyên liệu thô, không phụ thuộc vào axít sulfuric và enzym như phương pháp thông thường.
Công ty này đã tiến hành nghiên cứu và thí nghiệm sản xuất ethanol từ năm 2009 tại một nhà máy ở quận Akita của Nhật Bản và hiện đang lên kế hoạch bán các thiết bị sản xuất nhiên liệu sinh học cho xe hơi trên toàn cầu.
Ethanol là nhiên liệu dạng cồn, thường được sản xuất bằng phương pháp lên men và chưng cất các loại ngũ cốc chứa tinh bột hoặc cây cỏ chứa cellulose. Trong những năm gần đây, việc sản xuất ethanol từ nguyên liệu sinh khối như rơm, củi,... đã có kết quả rất khả quan. Nhờ nguồn gốc cây trồng và công nghệ điều chế không quá phức tạp, loại nhiên liệu này được cho là thích hợp nhất nhằm thay thế nguồn xăng dầu đang có nguy cơ cạn kiệt.
Nhiên liệu sinh học ethanol mang lại rất nhiều lợi ích như an toàn năng lượng, giá thành rẻ, giảm khí thải CO2, tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân và bảo vệ bề mặt đất nông nghiệp.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
