Nhật sản xuất xe lôi chạy điện
Меguru là tên của một phương tiện giao thông mới, an toàn về mặt sinh thái do công ty Yodogawa Group của Nhật Bản sản xuất ra.
Chiếc xe chạy điện này có thể đi một đoạn đường dài 40km cho mỗi lần sạc. (Ảnh: Km.ru)
Chiếc xe mới này là loại xe lôi chạy điện, ba bánh có khả năng chở được 3 người chạy trong thành phố với tốc độ khoảng 40 km/h.
Chiếc xe trông rất thanh nhã, trừ khung xe, bánh xe và động cơ bằng kim loại, còn thân xe, ghế ngồi đều bằng tre và bột gỗ ép. Cánh cửa có hình chiếc quạt giấy, xoè thành một vòng tròn nếu muốn đóng kín. Vì trọng lượng nhẹ nên tiêu thụ điện rất tiết kiệm.
Nguồn điện cung cấp cho Meguru là một bộ ăcquy ion Liti, mỗi lần nạp điện là đủ cho một “cuốc xe” xa chừng 40 km. Chiều dài của xe là 2,5 m, chiều rộng 1,2 m và chiều cao là 1,6 m. Xe gọn nhẹ, dễ luồn lách và thích hợp chuyên chở người đi lại trong thành phố, không gây tiếng động và không thải ra các khí gây ô nhiễm.
Theo lời giới thiệu của ông Bobuiki Oguri, giám đốc Công ty Yodogawa thì muốn lái chiếc xe lôi chạy điện này phải có bằng, nhưng không cần đăng ký ở Trung tâm kiểm tra giao thông. Giá của chiếc xe lôi chạy điện là 10.000 USD (tương đương 200 triệu VND).

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
