Nhật sẽ đình chỉ 2 lò phản ứng ở Nhà máy Fukushima 1

Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) của Nhật ngày 20/11 cho biết sẽ đình chỉ vĩnh viễn hoạt động hai lò phản ứng tại Nhà máy điện Fukushima số 1. Đây là hai lò phản ứng không bị nóng chảy trong sự cố hồi năm 2011.

TEPCO đưa ra quyết định trên sau yêu cầu của Thủ tướng Shinzo Abe hồi tháng 9 rằng, công ty này cần từ bỏ lò phản ứng số 5 và 6 để tập trung hơn nữa vào các nỗ lực xử lý cuộc khủng hoảng tại nhà máy.

Theo kế hoạch mà TEPCO đưa ra, hai lò phản ứng trên sẽ không bị tháo dỡ mà sẽ được sử dụng làm cơ sở nghiên cứu để phát triển các công nghệ thực thi nhiệm vụ “có một không hai” là dọn dẹp nhiên liệu nóng chảy từ các lò phản ứng số 1, 2 và 3. Đây là một phần trong quá trình dỡ bỏ nhà máy được cho là sẽ kéo dài hàng thập kỷ. TEPCO sẽ giải thích kế hoạch này với chính quyền địa phương vào cuối tháng này và nếu được chấp thuận, công ty sẽ đưa ra quyết định chính thức.


Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)

Với việc chấp nhận yêu cầu của Thủ tướng Abe, công ty rõ ràng đang tìm cách giành lấy sự hỗ trợ của chính phủ liên quan đến chi phí tháo dỡ bên ngoài nhà máy mà theo tính toán có thể lên tới 5.000 tỷ yên. Trong khi đó, TEPCO hiện dự trù chi phí tháo dỡ nhà máy vào khoảng 2.000 tỷ yen.

Khi các quy định mới liên quan đến công tác tháo dỡ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 10/2013, TEPCO có thể sẽ tránh được việc phải gánh thêm một khoản phí bất thường trong năm tài chính tính đến tháng 3/2014 do thiếu ngân sách tháo dỡ.

Hứng chịu trận động đất 9 độ Richter và sóng thần ngày 11/3/2011, tổ hợp hạt nhân Fukushima đã mất gần như toàn bộ nguồn điện và kết quả là mất khả năng làm mát các lò phản ứng và bể chứa nhiên liệu đã dùng từ lò số 1 đến lò số 4.

Lò phản ứng số 1, 2 và 3 bị nóng chảy trong khi tòa nhà lò phản ứng số 4 - vốn không có nhiên liệu trong lõi vì đang trong quá trình bảo dưỡng - đã bị hư hại nặng nề sau vụ nổ hơi nước.

Tuy nhiên, lò phản ứng số 5 và 6 cũng được bảo trì vào thời điểm xảy ra động đất, lại đạt được trạng thái ngừng hoạt động lạnh do máy phát điện khẩn cấp không bị sóng thần tấn công.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News