Nhật thành lập lực lượng giám sát vũ trụ
Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch thành lập và đưa vào hoạt động một lực lượng giám sát vũ trụ vào năm 2019, theo kế hoạch hợp tác song phương giữa Mỹ và Nhật.
Một nguồn tin thân cận với mối quan hệ song phương cho biết Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã thông báo với Mỹ về kế hoạch. Động thái này nhằm mục đích thắt chặt quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ, sau khi nhiều quốc gia trên thế giới đẩy mảnh hoạt động liên kết nhằm giám sát rác vũ trụ.
Mô phỏng rác vũ trụ quanh quỹ đạo Trái Đất. (Ảnh:ingenious.com)
Theo đó, Nhật Bản sẽ cung cấp cho quân đội Mỹ các thông tin thu thập được từ hoạt động giám sát. Đây là một phần trong thỏa thuận thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực này, hay còn gọi là "mặt trận thứ 4".
Theo Kyodo News, lực lượng giám sát vũ trụ có nhiệm vụ ban đầu là giám sát các mảnh vỡ nguy hiểm trôi nổi trong quỹ đạo Trái Đất và bảo vệ hệ thống vệ tinh trước nguy cơ va chạm.
Đơn vị giám sát sẽ hoạt động nhờ hệ thống radar và kính viễn vọng tại tỉnh Okayama, cùng với sự hợp tác của Bộ Khoa học và Cơ quan Thám hiểm Không gian Nhật Bản. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang cân nhắc việc thiết lập lực lượng mới sử dụng chính nguồn lực từ Lực lượng Phòng vệ Trên không của nước này.
Nhật Bản và Mỹ bắt đầu chú ý đến vấn đề rác vũ trụ từ năm 2007, khi Trung Quốc thử nghiệm hệ thống tên lửa chống vệ tinh và phá hủy một vệ tinh cũ trên quỹ đạo. Vụ thử đã tạo ra hàng nghìn mảnh vỡ nguy hiểm trong không gian.
Các nhà khoa học xác định có đến hàng nghìn mảnh rác vũ trụ đang trôi lang thang vô định trong quỹ đạo Trái Đất. Rác vũ trụ là các bộ phận của tên lửa, vệ tinh ngừng hoạt động hay mảnh vỡ và nhiều loại linh kiện khác. Khi trôi nổi trong quỹ đạo, các mảnh rác có nguy cơ va chạm với tàu vũ trụ hay vệ tinh đang hoạt động.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
