Nhật thực toàn phần và Siêu trăng cùng xuất hiện ngày 20/3
Thứ sáu tuần này (20/3), mặt Trăng sẽ che phủ hoàn toàn đĩa mặt trời, đồng thời sẽ ở vị trí gần Trái đất nhất trên quỹ đạo hình elip quanh hành tinh và mọi người sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cả Siêu trăng và nhật thực toàn phần.
>> 15 sự kiện thiên văn "đỉnh cao" diễn ra ngay từ đầu năm 2015
>> Những sự thật lạ lùng về Siêu trăng
Xung quanh lần nhật thực toàn phần ngày 20/3/2015 là những sự thật vô vùng thú vị mà những người yêu thiên văn toàn thế giới được trải nghiệm.
Sự thật thú vị về nhật thực toàn phần ngày 20/03/2015
1. Là lần nhật thực đầu tiên của năm 2015
Nhật thực toàn phần xảy ra khi trăng non ở vị trí giữa Mặt trời và Trái đất và che phủ hoàn toàn đĩa mặt trời
Năm 2015 có 2 lần nhật thực: nhật thực toàn phần vào ngày 20/3 tới và nhật thực một phần vào ngày 13/9; và 2 lần nguyệt thực vào ngày 4 và ngày 28 tháng 9.
2. Diễn ra trùng với xuân phân
Hiện tượng nhật thực toàn phần trùng với điểm xuân phân ở Bắc bán cầu hay thu phân tại Nam bán cầu chưa từng xảy ra trong vòng nửa thế kỷ qua và chúng ta sẽ phải đợi đến ngày 20/3/2034 mới có thể có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú này một lần nữa.
3. Xuất hiện cùng Siêu trăng
Nhật thực toàn phần xảy ra khi trăng non ở vị trí giữa Mặt trời và Trái đất và che phủ hoàn toàn đĩa mặt trời.
Hình ảnh Nhật thực toàn phần và Siêu trăng cùng xuất hiện ngày 20/3 số 2
Siêu trăng có thể to hơn 12-14% và sáng hơn 30% bình thường
Vào ngày 20/3 tới, chỉ 12 giờ trước khi nhật thực bắt đầu, Mặt trăng sẽ ở vị trí gần Trái đất nhất (cận điểm) trên quỹ đạo hình elip quanh hành tinh và mọi người sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cả Siêu trăng và nhật thực cùng xuất hiện.
4. Chỉ một số ít nơi có thể quan sát trọn vẹn
Nhật thực toàn phần lần này mặc dù có đường đi khá rộng (483km) nhưng lại rơi vào Bắc Đại Tây Dương giữa bờ biển Nauy và Greenland. Đảo Svalbard thuộc Na Uy và Quần đảo Faroe sẽ là 2 địa điểm quan sát nhật thực toàn phần lý tưởng nhất.
5. Châu Âu có thể quan sát một phần nhật thực
Hầu hết các nước châu Âu, Đông Á, Bắc Á, Bắc Phi và Tây Phi đều có thể quan sát một phần nhật thực toàn phần.
Hình ảnh nhật thực toàn phần xảy ra ngày 11/7/2010
Tại Châu Âu, trong điều kiện thời tiết thuận lợi, một số nơi ở Bắc Âu, Vương quốc Anh và Ireland có thể nhìn thấy 96% mặt trời bị che khuất. Sau sự kiện lần này, người dân châu Âu sẽ phải đợi đến năm 2026 mới có cơ hội chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần lần tiếp theo.
6. Lo ngại về hệ thống điện năng
Một số quốc gia châu Âu đang lo ngại rằng nhật thực toàn phần có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp điện năng bởi khoảng 10,5% điện năng của các nước này đến từ năng lượng mặt trời.
Các công ty điện lực ở châu Âu dự đoán nhật thực lần này sẽ dẫn đến thiếu hụt khoảng 35.000W điện năng.
7. Thời gian quan sát ngắn
Hiệu ứng nhẫn kim cương đẹp mắt khi nhật thực toàn phần diễn ra
Với những người may mắn có thể xem nhật thực từ đảo Svalbard và quần đảo Faroe, khoảnh khắc này sẽ chỉ kéo dài 2 phút 40 giây nhưng lại hội tụ đủ các cảnh tượng đẹp mắt như: hiệu ứng vòng hạt Baily, nhẫn kim cương, quyển sắc của mặt trời cũng như vầng hào quang và các dải tối của mặt trời.
8. Nguyệt thực sẽ xuất hiện hai tuần sau đó
Một điều đặc biệt là nhật thực và nguyệt thực có xu hướng đi theo cặp. Nhật thực luôn diễn ra khoảng hai tuần trước hoặc sau nguyệt thực.
Nhật thực luôn diễn ra khoảng hai tuần trước hoặc sau nguyệt thực
Lần này cũng không phải ngoại lệ. Hai tuần sau lần nhật thực ngày 20/3, vào ngày 4/4/2015, hiện tượng nguyệt thực sẽ diễn ra. Đây là lần nguyệt thực thứ ba trong bộ tứ nguyệt thực hình thành bộ tứ Mặt trăng máu (Blood Moon). Các khu vực ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Á và Australia sẽ là những nơi có thể chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ thú này.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Nga thử nghiệm thành công bom chân không mạnh nhất thế giới
Nga vừa thử nghiệm thành công loại bom chân không mạnh nhất thế giới, quân đội nước này cho biết hôm 11/9, gọi đây là ’’cha của mọi loại bom’’. Loại bom này tạo ra một loại sóng sốc hủy diệt, với sức mạnh tương đương một vụ nổ hạt nhân.
