Nhật tìm cách giảm mức phóng xạ ở Fukushima
Chính quyền Fukushima đã làm giảm mức phóng xạ xuống còn 30 đến 50% trong quá trình khử độc cho các khu rừng, khu dân cư, khu nông nghiệp và đường xá và phấn đấu đạt mức chung là 50%, thông báo của đài NHK, Nhật Bản cho hay.
>>> Lại rò rỉ nước phóng xạ tại nhà máy Fukushima 1
Viếc khử độc ở những nơi thử nghiệm chứng tỏ rằng hiệu quả thanh tẩy phóng xạ cao nhất đạt được ở khu nông nghiệp và đường xá, tới 50%. Tại những khu dân cư chỉ giảm được 40%, còn tại vùng rừng núi và bãi cỏ chăn thả mới 20%.
Fukushima I một năm sau thảm họa.
Hiện chính quyến đang áp dụng một số phương pháp khử độc. Đó là bóc đi lớp đất trên cùng, rửa sạch đường, mái nhà và các bề mặt khác cho sạch bụi bặm bằng vòi nước có áp suất cao cũng như cắt cỏ, xén hoa và quét sạch lá rụng để chúng khỏi trở thành nguồn dinh dưỡng chứa phóng xạ. Nhiều việc vẫn phải làm bằng tay.
Tại những khu đường đã rửa sạch, mức phóng xạ giảm 52,9%, từ 1,53 xuống còn 0,72 microsivert/giờ. Tại các bãi cỏ giảm 27,2%, từ 1,95 xuống 1,42 microsivert/giờ và tại khu dân cư giảm 41,3% từ 1,46 xuống 0,76 microsivert/giờ.
Việc áp dụng các phương pháp khử độc trở thành mẫu mực cho việc xử lý môi trường khỏi phóng xạ trên quy mô lớn. Thông thường việc khử độc phải tiến hành trên 4 giai đoạn: đào hết đá, gốc cây to, cắt cỏ; bóc lớp đất bề mặt 2 lần và cuối cùng phủ bằng đất mới từ nơi khác đưa đến. Mái nhà, đường xá, bên trong các ống dẫn nước rửa sạch bằng nước áp suất cao và cọ bằng bàn chải nếu có thể.
Sau thảm họa hạt nhân ngày 11/3/2011 tại vùng Fukushima-1, sẽ phải bóc đi tất cả 5cm đất, với lượng cần di chuyển đi là 25 triệu mét khối nhưng cho đến nay, vấn đề địa điểm và phương pháp xử lý vẫn để ngỏ.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
