Nhật tìm thấy nguồn đất hiếm khổng lồ dưới biển

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm thấy một nguồn đất hiếm khổng lồ dưới đáy biển Thái Bình Dương, với độ tập trung của loại khoáng sản quý này trong đất cao gấp 30 lần so với mỏ Trung Quốc.

Các mẫu bùn lấy lên từ độ sâu 5.800 mét dưới đáy đại dương có chứa một lượng lớn đất hiếm, vốn là nguyên liệu tối quan trọng cho việc sản xuất thiết bị công nghệ, chẳng hạn như tuốc-bin gió và iPhone, AFP đưa tin ngày 21/3.

Phát hiện này là một tin rất tốt cho Nhật vì nước này hiện đang phải lệ thuộc lớn vào nguồn cung cấp đất hiếm từ Trung Quốc, quốc gia hiện đang sở hữu khoảng 90% trữ lượng đất hiếm của thế giới.


Nhật Bản công bố tìm thấy một trữ lượng đất hiếm khổng lồ dưới đáy đại dương

“Đất hiếm rất cần thiết cho các công nghệ tiên tiến. Nhật Bản đang phải đối mặt với một nhiệm vụ cấp bách, đó là đảm bảo một nguồn cung ứng đất hiếm ổn định”, các nhà khoa học tại Cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ biển-đất cho biết.

Các mẫu bùn, được thu thập từ đáy đại dương ở vùng biển gần đảo Minamitori, cách thủ đô Tokyo khoảng 2.000km về phía đông nam, có chứa lượng đất hiếm cao gấp 10 lần so với mẫu lấy lên từ đáy biển ở Hawaii, các nhà khoa học cho hay.

Ngoài ra, độ tập trung của đất hiếm lẫn trong bùn ở dưới đáy biển trong lãnh hải của Nhật cao gấp 20-30 lần so với mức độ của các mỏ khai thác tại Trung Quốc.

Các nhà khoa học Nhật cũng ước tính lượng trữ lượng đất hiếm dưới đáy biển đạt khoảng 6,8 triệu tấn, đủ cho Nhật Bản sử dụng trong vòng 220-230 năm.

Mặc dù khám phá trên có thể giúp Nhật không còn phải lệ thuộc nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc, nhưng chi phí để khai thác trữ lượng dưới lòng đại dương nhiều khả năng sẽ là một bài toán khó cho Nhật.

Tờ Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) cho biết cho đến nay vẫn chưa có ai khai thác được trữ lượng lớn khoáng sản ở độ sâu 5.000 mét.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News