Nhật trồng hoa hướng dương chống phóng xạ
Trận động đất và sóng thần tháng 3 vừa qua tại Nhật Bản gây ra thảm họa hạt nhân khiến lượng chất phóng xạ Cesi (Cs) khá cao trong đất quận Fukushima và vùng xung quanh. Những ngày gần đây Nhật Bản đã phát động một chiến dịch sử dụng hoa hướng dương để làm sạch các chất ô nhiễm ở khu vực bị nhiễm phóng xạ.
Shinji Handa, giám đốc Dự án khử phóng xạ nói rằng, hạt hướng dương được cung cấp cho dân và các tình nguyện viên, với nguyên tắc càng trồng được ở nhiều nơi càng tốt, đặc biệt là khu vực bị ảnh hưởng phóng xạ.
Những cánh đồng hoa hướng dương sẽ giúp giảm bớt phóng xạ trong đất. Ảnh minh họa.
Các hạt giống hướng dương mọc lên trong khu vực nhà máy và đất bị ô nhiễm sẽ được thu thập và xử lý một cách an toàn, song cây khi mọc lên và nở hoa sẽ tạo ra một cảnh quan rực rỡ màu vàng, xua đi tâm trạng tang tóc. Trận động đất kép đã cướp đi sinh mạng của 23.000 người làm hư hại nghiêm trọng nhà máy Fukushima, gây rò rỉ phóng xạ trong vài tháng.
Những cây hướng dương ngoài việc như một ngọn hải đăng hy vọng và là biểu tượng của xây dựng lại, còn có tác dụng hấp thụ Cesi từ đất nhiễm xạ. Hoa hướng dương, lá cây hương thảo và các cây tương tự, trước đây đã từng được sử dụng với mục đích này trong xử lý môi trường tại Chernobyl, Ukraina.
Hiện đã có 30.000 người nhận được những gói hạt hướng dương, nhất là người dân thành phố Yokohama, để triển khai ở 200 khu vực.
Handa nói: “Người người sẽ trồng hoa, và người mẹ có thể nói với con rằng, việc trồng hướng dương giống như cầu nguyện cho việc tái thiết vùng đông bắc. Tôi hy vọng dự án này sẽ thu hút khách du lịch trở lại Fukushima và sẽ tham gia cùng trồng hướng dương với chúng tôi. Tôi muốn thực hiện một mê cung bằng hoa hướng dương để trẻ em có thể chơi trong đó”.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
