Nhện bạch tạng ở Australia
Các nhà khoa học Australia vừa phát hiện con nhện cửa sập có phần đầu trắng như bị bạch tạng ở phía tây nước này.
"Tôi choáng váng khi thấy cái đầu trắng của con nhện", Mark Harvey, người phụ trách bảo tàng tây Australia cho biết. Nó là mẫu vật duy nhất tìm thấy về loài sinh vật bạch tạng này.
Con nhện bạch tạng được tìm thấy ở miền tây Australia. (Ảnh: NationalGeographic)
Một người ở thị trấn nhỏ phía tây Australia đã nhìn thấy con nhện bạch tạng ở gần nhà. Người này đã bắt nó cho vào cái bình và gửi tới bảo tàng tây Australia.
Loài nhện trên thực chất không bị bạch tạng, vì nó vẫn mang một số sắc tố nâu trên cơ thể giống như những con nhện cửa sập khác. Nhưng các nhà khoa học vẫn gọi là loài nhện cửa sập bạch tạng cho đến khi họ nghiên cứu xong.
"Thật đáng tiếc, chúng tôi chưa biết gì về loài nhện này. Chúng tôi nghĩ rằng chúng sống trong các hang hốc như nhện cửa sập khác, khi con đực trưởng thành, chúng sẽ đi lang thang cho đến khi tìm thấy nhện cái trong hang", Harvey nói trên NationalGeographic.
Nhện cửa sập là loài nhện thuộc lớp Arachnid. Cái tên kỳ lạ xuất phát từ cách săn mồi của chúng. Chúng thường sử dụng đất, cỏ cây, tơ nhện, để xây dựng cửa hang. Khi nghe thấy tiếng động của con mồi, như côn trùng hay động vật chân đốt khác, chúng sẽ bật ra theo bản năng tóm gọn con mồi.
"Nhện là nhóm sinh vật đa dạng và quan trọng trong quần thể côn trùng. Dù nhiều người sợ nhện, nhưng thế giới sẽ kém phong phú hơn nếu thiếu loài động vật này", ông Harvey cho biết.

Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết
Cây quất là cây xanh, cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc
Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam
Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.
