Nhện biển dùng ruột bơm máu và oxy nuôi cơ thể

Do trái tim yếu, nhện biển dùng ruột để bơm máu và oxy đi khắp cơ thể.

Amy Moran, nhà sinh thái học đại dương tại Đại học Hawaii, Mỹ, cho biết nhện biển dùng ruột thay tim để bơm máu và oxy đi nuôi cơ thể trong nghiên cứu đăng hôm 10/7 trên tạp chí Current Biology, theo National Geographic.

Phần lớn động vật dùng tim làm máy bơm của hệ thống tuần hoàn. Nhưng trái tim yếu của nhện biển, giống phần lớn động vật chân đốt, không thể đẩy máu và oxy từ điểm cuối của chân đến trung tâm cơ thể.


Ruột nhện biển co bóp để bơm máu và oxy đi khắp cơ thể. (Video: Amy Moran).

Nhuộm và theo dõi dòng máu trong 12 đại diện sống của 12 loài nhện ở Nam Cực và bờ Tây nước Mỹ, các nhà khoa học nhận thấy chuyển động như sóng của dòng chất lỏng chứa thức ăn và oxy, được bơm trong đường ruột kéo dài đến điểm cuối của chân.

"Ruột của chúng ta co bóp để đẩy thức ăn và nhiều người từng cho rằng sự chuyển động này ở nhện biển cũng chỉ để tiêu hóa", Moran giải thích. "Nhưng nhện biển dùng ruột như tim".

Theo Sebastian Kvist, nhà sinh thái học động vật không xương sống tại Bảo tàng Hoàng gia Ontario, Toronto, Canada, đặc điểm dùng ruột thay tim giúp nhện trao đổi khí hữu hiệu hơn.

Nhện biển có cấu tạo cơ thể 8 chân lớn, thân bé và vòi hút chất lỏng từ con mồi. Nhiều chức năng quan trọng của loài này đều diễn ra trong chân. "Chúng làm tất cả mọi việc bằng chân", Moran cho biết.

Nhện biển dùng ruột bơm máu và oxy nuôi cơ thể
Nhện biển dùng ruột như tim.

Oxy được hấp thụ qua lớp xương ngoài vào cơ thể. "Chúng không có cơ quan chuyên biệt để trao đổi khí ngoại trừ tiết diện bề mặt lớn", Moran lý giải. "Tuyến sinh dục của chúng nằm trong chân, con cái cũng giữ trứng trong chân".

Trên thế giới có khoảng 1.000 loài nhện biển với chiều dài cơ thể từ 1mm đến 90cm. Vì nhện biển đã xuất hiện khoảng 500 triệu năm, nghiên cứu có thể giúp các nhà khoa học hiểu thêm về sự tiến hóa của các hệ thống tuần hoàn ở nhiều loài động vật.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Tưởng sinh vật ngoài hành tinh nhưng hóa

Tưởng sinh vật ngoài hành tinh nhưng hóa "chúng" có rất nhiều ở Việt Nam

Hẳn hầu hết mọi người sẽ chỉ nhìn thấy dáng vẻ ngoại hình của loài rùa mà không thực sự biết rằng trong cơ thể chúng sẽ như thế nào.

Đăng ngày: 11/07/2017
Bí mật có thể quyết định tương lai của loài người nằm trong con cá voi này

Bí mật có thể quyết định tương lai của loài người nằm trong con cá voi này

Chỉ cần giải mã được bí ẩn ấy, tương lai của loài người sẽ có một bước ngoặt lớn.

Đăng ngày: 08/07/2017
Sự thật: Cá voi trong tiếng Anh được gọi là

Sự thật: Cá voi trong tiếng Anh được gọi là "cá tinh trùng", vì sao thế?

Có nhiều loài cá voi với kích cỡ khác nhau, nhưng tựu chung, tất cả đều là những sinh vật khổng lồ sống trong đại dương, những ông trùm của biển cả.

Đăng ngày: 06/07/2017
Loài cá mập ăn cỏ nhiều hơn thịt khiến giới khoa học bối rối

Loài cá mập ăn cỏ nhiều hơn thịt khiến giới khoa học bối rối

Hành vi ăn cỏ biển của một số cá mập đầu xẻng khiến giới nghiên cứu ngạc nhiên vì loài này có truyền thống ăn thịt.

Đăng ngày: 06/07/2017
Cách các nhà khoa học bảo quản quả tim cá voi nặng 200 kilogram

Cách các nhà khoa học bảo quản quả tim cá voi nặng 200 kilogram

Cơ thể nó to đến vậy nên nó cần một quả tim đủ mạnh mẽ để có thể sống sót, một quả tim nặng 200 kilogram!

Đăng ngày: 05/07/2017
Phát hiện sinh vật biển có hình dạng vô cùng kỳ lạ và đáng sợ

Phát hiện sinh vật biển có hình dạng vô cùng kỳ lạ và đáng sợ

Theo Daily Mail, một ngư dân ở gần bãi biển Leo Carrillio, tiểu bang California, Mỹ đã rất sửng sốt khi phát hiện ra một sinh vật biển có vẻ ngoài vô cùng kỳ lạ, đáng sợ.

Đăng ngày: 04/07/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News