Nhện biển hút sống con mồi

Những sinh vật kỳ lạ giống nhện sống ở dưới đáy đại dương và sử dụng những chiếc vòi để hút dịch từ con mồi đang làm các nhà khoa học bối rối.

Nhện biển
(Ảnh: ABC Online)

Những con nhện biển này, một số bị mù, đang thách thức sự phân loại khoa học.

Nhà sinh vật biển Claudia Arango tại Bảo tàng Australia ở Sydney đồng ý rằng chúng thuộc gia đình động vật chân đốt, nhưng là nhóm nào thì vẫn chưa rõ.

Trong hơn 100 năm qua, các nhà khoa học đã không hiểu phải xếp nhện biển vào danh mục nào. Chúng bò dọc theo đáy biển, đôi khi ở dưới độ sâu 6.000-7.000 m, chúng sống trong bóng tối và ăn bọt biển, hải sâm.

Các sinh vật này gồm nhiều khúc và có bộ xương ngoài khiến chúng trở thành động vật chân đốt, cùng gia đình với loài giáp xác, côn trùng, động vật nhiều chân và nhện.

Nhưng chúng cũng có một loạt đặc điểm kỳ lạ, và một cơ chế ăn độc đáo. "Chúng có một cái vòi giống như ống hút mà chúng ấn vào người con mồi và hút ra chất dịch", Arango nói.

Những đặc điểm này khiến người ta khó xếp chúng vào bất cứ nhóm động vật chân đốt nào được biết tới.

Arango đã nghiên cứu sự đa dạng và tiến hoá của nhện biển. Bà đã sử dụng công nghệ ADN và hình thái học để tạo ra một cây phả hệ, dựa trên 60 loài nhện biển trên toàn thế giới.

Một số nhà khoa học cho rằng nhện biển là một nhóm sinh vật nguyên thuỷ mới xuất hiện, ở gốc của cây phả hệ động vật chân đốt. Nhưng kết quả tìm kiếm của Arango đã ủng hộ một giả thuyết khác: rằng chúng có họ gần hơn với nhóm động vật chân đốt bao gồm nhện và bọ cạp.

Arango cho biết những con nhện biển kỳ lạ nhất sống ở Nam cực. Chúng phong phú hơn, đông hơn, to hơn và kỳ quặc hơn những con nhện biển khác.

M.T

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 23/03/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 23/03/2025
Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Đăng ngày: 08/03/2025
Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Đăng ngày: 28/02/2025
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News