Nhện "đánh hơi" để xác định bạn tình "an toàn"
Nghiên cứu mới cho thấy những con nhện đực có thể xác định một bạn tình “an toàn” bằng cách đánh hơi tơ nhện.
Theo hãng tin BBC, các con đực có thể đã sử dụng kỹ năng này để tránh những con cái háu đói, vốn có thể ăn thịt các đồng loại “khác phái”. Thói quen ăn thịt con đực sau khi giao phối khiến các con nhện này có cái tên nói trên.
Nhưng nghiên cứu mới cho thấy, các con đực có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách ngửi sợi tơ để phát hiện liệu một con cái có thuộc loại phàm ăn và vì thế rất nguy hiểm khi giao phối với nó hay không. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên cho thấy nhện có thể phát hiện “ám hiệu hóa học” từ tơ của nhau.
Nhện cái to hơn nhiều lần nhện đực - Ảnh: JC Johnson
Giáo sư James Chadwick Johnson thuộc Đại học bang Arizona (Mỹ), người chủ trì cuộc nghiên cứu, đã tự tay cho các con nhện cái ăn để đảm bảo rằng ông có được một nhóm nhện đã no bụng cho cuộc thử nghiệm. Một nhóm nhện khác không được cho ăn trong nhiều tuần lễ.
Các nhà nghiên cứu đã đặt những con nhện đực vào mạng nhện của những con cái khác nhau để xem chúng phản ứng như thế nào. Nhằm đảm bảo các con nhện đực chỉ tiếp nhận những ám hiệu từ tơ nhện, các chuyên gia đặt chúng vào một bọc tơ sạch, tức không còn những mảnh vụn sót lại của con mồi trước đó được lấy từ mạng nhện của các con cái đã ăn no và cả còn đang đói.
Giáo sư Johnson cho biết, ông và các cộng sự thậm chí tráo đổi vị trí của các con cái để đánh lừa những con đực. Tuy nhiên, các con nhện đực, vốn có khả năng “đánh hơi” thông qua bàn chân, đã phân biệt một cách chính xác “bạn tình” nào an toàn khi giao phối chỉ bằng cách bò trên mạng của con nhện đó. Các con nhện đực thực hiện điệu vũ tán tỉnh đặc trưng một cách năng động hơn khi ở trên mạng của con cái đã ăn no.
Theo giáo sư Johnson, mục tiêu của các nghiên cứu về hành vi loài nhện của ông là có sự hiểu biết tốt hơn về các loài động vật, bao gồm cả nhện, cùng chia sẻ môi trường sống với con người. Nghiên cứu mới nhất của ông đã được đăng trên chuyên san Animal Behaviour.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.
