Nhện đực giữ mạng bằng cách trói bạn tình khi giao phối

Trói bạn tình là một trong những cách thể hiện sự cuồng nhiệt trong quá trình giao phối nhưng đối với những con nhện đực, hành động này mang ý nghĩa sống còn.

Theo Live Science, bằng cách nhả tơ quấn chặt quanh chân nhện cái trong suốt quá trình giao phối, những con nhện đực Nursery-web (thuộc họ Pisauridae) kiềm chế bạn tình và giảm thiểu khả năng trở thành nạn nhân của các "goá phụ đen".

Một nghiên cứu mới đây nhận ra rằng mặc dù con cái có cơ thể to lớn hơn một chút so với con đực nhưng tỷ lệ chiều dài chân so với cơ thể của con đực lại lớn hơn con cái.

Trong thế giới các loài côn trùng và nhện, tình dục như một trò chơi tử thần đối với con đực, khi mà bạn tình của chúng đột nhiên coi chúng là món ăn nhanh thuận tiện.

Điều này "hoàn toàn có lợi cho con nhện cái", bà Alissa Anderson, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.

Việc con cái ăn thịt bạn tình giúp nó tăng khả năng đẻ được nhiều trứng và dự trữ nhiều chất dinh dưỡng hơn cho nhện con sau này. Từ nhu cầu dung nạp chất dinh dưỡng của nhện cái và nhu cầu sống sót của nhện đực đã dẫn tới một chiến lược giao phối mà vẫn sống sót, bà Anderson nói.


Nhện đực trói chân nhện cái trong khi giao phối. (Ảnh: Live Science).

Theo đó, con đực có thể giả chết để tránh bị ăn thịt. Ở một số loài nhện khác, con đực sẽ đưa con cái vào trạng thái vô ý thức, hoặc một con đực tìm cách giao phối với con cái đang bận ăn thịt bạn tình trước đó của nó.

Hay như chính loài nhện Nursery-web, con đực sẽ trói chân con cái nhằm giữ an toàn cho bản thân trong quá trình giao phối.

Dù nhện Nursery-web không bắt mồi bằng cách giăng bẫy tơ, chúng vẫn nhả tơ vì nhiều mục đích khác. Con cái dệt một tấm lưới tơ nhằm giữ những con non mới nở và nuôi nấng chúng. Loài nhện này cũng nhả tơ để di chuyển một cách an toàn.

Và trong suốt quá trình giao phối, nhện đực quấn những vòng tơ quanh chân nhện cái. Một số loài nhện khác thậm chí còn treo con cái lên bằng tơ, nhưng với loài nhện Nursery-web, chúng chỉ sử dụng tơ của mình nhằm kìm hãm cơn khát mồi của con cái, bà Anderson cho biết.

Để nghiên cứu hiện tượng này, các nhà nghiên cứu đã kết hợp những cặp nhện đực và cái với nhau, một số con đực vẫn có thể nhả tơ như bình thường, một số con đã bị ức chế khả năng nhả tơ. Những con đực không có khả năng trói chặt con cái vẫn có thể giao phối bình thường tuy nhiên, việc không được bảo vệ khiến chúng rất có thể bị ăn thịt ngay sau đó, các nhà nghiên cứu cho biết.

Họ cũng chỉ ra rằng, những con đực khỏe mạnh có chân dài hơn, thân hình to lớn hơn thì có nhiều khả năng thành công trong việc trói bạn tình, và đồng nghĩa với việc trốn thoát sau khi giao phối.

Hạn chế bị con cái ăn thịt cũng cho phép con đực có nhiều lần thụ tinh, điều đối với loài nhện cũng có nghĩa là tăng khả năng duy trì nòi giống.

Nghiên cứu này được công bố ngày 23/2 trên tạp chí Biology Letters.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Đăng ngày: 03/02/2025
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Đăng ngày: 03/02/2025
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 28/01/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 27/01/2025
Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Đăng ngày: 22/01/2025
Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Chúng ta biết rằng ếch vốn là động vật lưỡng cư, có thể thở qua phổi và da. Nhưng lúc còn là nòng nọc chúng lại sống hoàn toàn dưới nước.

Đăng ngày: 17/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News