Nhện “nghệ sĩ” bẫy con mồi bằng ánh sáng
Hình chữ thập, hình zic-zac hoặc hình xoắn trên lưới nhện từ lâu đã khiến những người quan sát thấy khó hiểu. Công trình nghiên cứu mới về nhện Australia phát hiện những họa tiết trang trí tưởng như vô dụng đó lại là các loại bẫy dùng ánh sáng để thu hút con mồi.
Theo đồng tác giả công trình Dieter Hochuli, ĐH Sydney, Australia, “Chúng tôi thực sự muốn tìm hiểu tại sao nhện lại đầu tư vào việc trang trí lưới của chúng."
Một số nhà nghiên cứu cho rằng thiết kế được dùng để cảnh báo các loài thú lớn hơn sự hiện diện của lưới để chúng đừng đi hoặc bay vào. Những người khác tranh luận rằng bản thân thiết kế là để chiêu dụ con mồi.
Công trình trên xuất hiện trong ấn bản tháng này của tờ Biological Journal of the Linnean Society.
![]() |
(Ảnh: National Geographic) |
Bị lừa
Nhiều loài hoa phản chiếu ánh sáng tia cực tím mà côn trùng dùng để xác định nguồn thực phẩm. Nếu lưới nhện phản chiếu cùng loại ánh sáng này, điều này cho thấy lưới nhện đang bắt chước đặc tính của hoa và lừa côn trùng đến gần.
Hochuli và cộng sự phủ lớp plastic lọc tia cực tím lên lưới của loài Saint Andrew’s Cross trong những khu vườn gần ĐH Sydney. Sau đó họ theo dõi côn trùng bị bắt hàng ngày giữa mạng nhện phủ plastic và mạng nhện không phủ.
Ruồi, ong, ong bắp cày và muỗi là nạn nhân phổ biến trên cả lưới nhện phủ và không phủ. Ở lưới nhện có phủ, số lượng các loài này giảm hẳn.
Muỗi, loài không thấy được ánh sáng cực tím, không bị ảnh hưởng bởi lớp lọc.
Bẫy ánh sáng
Nhóm kết luận rằng lưới nhện có thể đã lập nên “bẫy ánh sáng”, nơi mà phản chiếu của các sợi tơ mạng nhện lừa con mồi vào cõi chết.
“Thú vị là, những mạng nhện có các hình chữ thập có hơi phức tạp hơn chúng tôi vẫn nghĩ. Các loài nhện dường như tận dụng sự nhạy cảm của con mồi với tia UV. Khi chúng tôi lọc những thành tố khác nhau trong quang phổ của lưới nhện, chúng tôi thay đổi mạnh mẽ tỉ lệ bắt mồi.”
Catherine Craig, nhà côn trùng học tại ĐH Harvard, người không tham gia vào nghiên cứu này, phát biểu “Điều này khẳng định nghiên cứu mà tôi thực hiện trước đó ngoài trời và trong phòng thí nghiệm. Họa tiết phản chiếu UV do loài này dệt nên dường như thu hút con mồi.”
Bước kế tiếp là khám phá sâu hơn ảnh hưởng của bản thân hoạ tiết này.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Khả năng kỳ lạ của mèo
Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

10 con vật biết nói
Tinh tinh lùn biết khen khi ăn ngon, cá heo biết xưng tên hay voi biết tiếng Hàn Quốc là những điều các nhà khoa học đang chú tâm nghiên cứu để chứng minh động vật cũng có ngôn ngữ riêng.
