Nhện tạo hình nộm để lừa kẻ thù
Hai nhà khoa học phát hiện một loài nhện có khả năng tự tạo những vật trang trí có hình dạng và màu sắc giống cơ thể chúng, nhằm đánh lạc hướng kẻ thù chính là ong bắp cày.
![]() |
Một con nhện Cyclosa mulmeinensis trưởng thành cùng xác côn trùng (trái) và bao trứng (phải). - (Ảnh: I-Min Tso) |
Nhiều động vật tìm cách đánh lạc hướng những kẻ săn mồi bằng nghệ thuật ngụy trang. Một số trong đó có màu sắc cơ thể giống hệt môi trường xung quanh. Một số loài lại phát triển những họa tiết kỳ lạ để phân tán sự chú ý của kẻ thù, như bướm có những họa tiết hình con mắt lớn trên cánh, hay thằn lằn có đuôi màu.
Tuy nhiên, giới sinh học chưa từng nhìn thấy loài động vật nào tự thiết kế hình nộm để đánh lạc hướng kẻ thù. Nhưng đó là điều mà nhện Cyclosa mulmeinensis đã làm được. Ling Tseng và I-Min Tso, hai nhà sinh học của Đại học Taichung (Đài Loan), phát hiện loài nhện này trang trí mạng của chúng bằng xác côn trùng chết và bao trứng của chúng.
Điều đáng chú ý là những vật trang trí luôn có cùng kích thước và màu sắc với cơ thể chúng. Do đó ong bắp cày không thể phân biệt được nhện với những vật trang trí trên mạng. Hai nhà nghiên cứu quay phim các mạng nhện trong nhiều ngày để theo dõi hoạt động tấn công của ong bắp cày đối với nhện.
“Chúng tôi nhận thấy ong bắp cày thường tấn công những vật trang trí chứ không lao vào nhện. Khi cả nhện và vật trang trí cùng xuất hiện trên mạng, ong sẽ coi chúng là một chuỗi vật thể hình trái xoan giống hệt nhau. Khi chúng tôi gỡ những vật trang trí ra khỏi mạng, nhện luôn bị ong bắp cày tấn công trực diện”, hai nhà nghiên cứu giải thích.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
