Nhiễm độc thiếc cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Nhiễm độc thiếc làm tổn thương các cơ quan như não, gan, thận, hệ miễn dịch, máu..., dẫn đến rối loạn thần kinh hoặc tử vong.

Nguyên nhân của nhiễm độc thiếc cấp tính

Ban đầu, công tác chẩn đoán và xác định nguyên nhân của những ca bệnh nhiễm độc thiếc đầu tiên tại Việt Nam gần như rơi vào bế tắc. Các bác sĩ phải chạy đua với thời gian, để có thể xác định nguyên nhân bệnh, giành giật mạng sống của bệnh nhân từ tay của tử thần. Được biết, các bác sĩ đã tra cứu rất nhiều nguồn thông tin y khoa, hỏi thăm ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp trên khắp thế giới về chống độc. May mắn cuối cùng cũng đã mỉm cười với sự nỗ lực không ngừng của các bác sĩ, khi phát hiện những trường hợp bệnh làm việc trong hoàn cảnh tương tự đã được ghi nhận trên y văn thế giới.

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, nhiễm độc thiếc hiện đang là vấn đề sức khỏe nghề nghiệp môi trường mới ở nước ta, mà người lao động phải đối mặt. Nguy cơ nhiễm bệnh nhiễm độc thiếc ở nước ta có thể bắt nguồn từ hiện tượng tái chế nhựa và khai khoáng ở nhiều nơi. Đây là căn bệnh dễ bị bỏ quên và dễ nhầm với bệnh khác. Như triệu chứng tổn thương não chất trắng lại dễ bị nhầm lẫn với viêm não và các bệnh khác.

Nhiễm độc thiếc cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhiễm độc thiếc hiện đang là vấn đề sức khỏe nghề nghiệp môi trường mới ở nước ta.

Nhiễm độc cấp tính thiếc do hợp chất thiếc hữu cơ gây ra. Thiếc gồm có thiếc dạng nguyên thể kim loại, các hợp chất thiếc vô cơ và các hợp chất thiếc hữu cơ. Thiếc kim loại và thiếc vô cơ về cơ bản không độc, nhưng các hợp chất thiếc hữu cơ có độc tính rất cao, rất dễ hấp thu qua đường hô hấp, qua da và qua đường tiêu hóa.

Độc nhất là các hợp chất thiếc triethyl và thiếc trimethyl. Đây là các hợp chất có một công dụng là làm chất ổn định nhựa (plastic stabilizer), ổn định nhiệt (heat stabilizer), được cho vào nhựa giúp nhựa bền vững với nhiệt. Nhiễm độc thiếc hữu cơ gây nhiều tổn thương nặng ở các cơ quan, bao gồm não (gây các rối loạn tâm thần kinh và tổn thương chất trắng), tổn thương gan, thận, miễn dịch, máu,…

Triệu chứng nhiễm độc thiếc cấp tính

Biểu hiện lâm sàng của nhiễm độc thiếc cấp tính là bệnh nhân bị rối loạn tâm thần, mất trí nhớ, lú lẫn, kích động, hành vi bất thường.

Chụp cộng hưởng từ sọ não cho thấy có tổn thương chất trắng lan tỏa trên não, xét nghiệm máu có nhiễm toan chuyển hóa, hạ kali máu nặng.

Phương pháp điều trị nhiễm độc thiếc cấp tính

Trên thế giới và trong nước vẫn chưa có phác đồ điều trị nhiễm độc thiếc, do đó việc điều trị khó khăn, các bác sĩ phải vừa điều trị vừa theo dõi sát để đánh giá điều chỉnh.

Tại nước ta, trước đây chỉ ghi nhận các trường hợp nhiễm độc chì ở làng nghề tái chế ắc quy, bệnh bụi phổi…

Phòng ngừa nhiễm độc thiếc cấp tính bằng cách nào?

Mặc dù hiếm gặp, nhưng nhiễm độc thiếc rất nguy hiểm. Để phòng tránh nhiễm độc thiếc, người dân cần phải chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình bằng những phương pháp sau:

  • Mang khẩu trang khi ra đường, hạn chế đi đến những khu vực ô nhiễm, đông người;
  • Khi làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm như trong các khu công nghiệp, phân xưởng sản xuất,… người lao động cần trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động đúng tiêu chuẩn;
  • Rửa tay bằng xà phòng khi về nhà, uống đủ nước, dùng dung dịch nước muối để làm sạch mũi và hầu họng;
  • Kết hợp luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng;
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho công việc và các hoạt động hàng ngày.

Ngoài những phương pháp trên, người dân còn nên chủ động tiêm chủng vắc xin để chủ động phòng bệnh và "rèn luyện" hệ miễn dịch của cơ thể sẵn sàng ứng phó với các loại virus, vi khuẩn đền từ môi trường bên ngoài. Trước bối cảnh nhiều căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang có nguy cơ bùng phát thành dịch và lan rộng như hiện nay, vắc xin mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bệnh phong cùi là gì?

Bệnh phong cùi là gì?

Phong cùi, bệnh vừa tái xuất ở Lạng Sơn, là loại truyền nhiễm mạn tính do vi khuẩn, gây thương tổn ở da, dây thần kinh ngoại biên và tàn tật vĩnh viễn.

Đăng ngày: 07/07/2020
Vì sao người Nhật sống được thời gian dài sau khi mắc ung thư?

Vì sao người Nhật sống được thời gian dài sau khi mắc ung thư?

Người Nhật ít dùng gia vị có nguồn gốc hóa học, hạn chế đồ hộp nên có khả năng chống chọi với những căn bệnh nguy hiểm.

Đăng ngày: 26/06/2020
Hội chứng truyền máu song thai là gì?

Hội chứng truyền máu song thai là gì?

Truyền máu song thai còn gọi là Twin-twin transfusion syndrome -TTTS, một bệnh lý tỷ lệ mắc 0,1-1,9/1.000 trẻ sinh ra.

Đăng ngày: 18/06/2020
Dấu hiệu nhận biết người nghiện game

Dấu hiệu nhận biết người nghiện game

Nghiện game có thể diễn ra liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Các dấu hiệu phải kéo dài ít nhất 12 tháng. Nếu xuất hiện đầy đủ triệu chứng ở mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được chẩn đoán sớm hơn.

Đăng ngày: 11/06/2020
Bệnh hạ canxi máu là gì?

Bệnh hạ canxi máu là gì?

Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, canxi là một khoáng chất cần thiết đối với đời sống của con người.

Đăng ngày: 02/06/2020
Buồn nôn nhưng không nôn là biểu hiện bệnh gì?

Buồn nôn nhưng không nôn là biểu hiện bệnh gì?

Buồn nôn nhưng không nôn được là tình trạng khó chịu mà ai cũng từng gặp ít nhất một lần trong lần đời.

Đăng ngày: 24/04/2020
Làm thế nào để biết bản thân đang mắc bệnh mù màu?

Làm thế nào để biết bản thân đang mắc bệnh mù màu?

Nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh mù màu, bạn nên sớm chẩn đoán bằng cách làm test mù màu để kiểm tra tình trạng bản thân.

Đăng ngày: 16/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News