Nhiên liệu sinh học làm tăng khí thải nhà kính
Nhiêu liệu sinh học không giúp giảm khí thải nhà kính mà ngược lại còn làm lượng khí thải nguy hiểm này tăng lên, theo phân tích mới đây của Viện Chính sách môi trường châu Âu (IEEP).
>>> Dùng cỏ xử lý môi trường, sản xuất nhiên liệu
Theo Viện Chính sách môi trường châu Âu, nhiên liệu sinh học sẽ làm tăng khí thải nhà kính - (Ảnh: Internet)
Báo cáo của IEEP cho biết để có đủ nhiên liệu sinh học cho châu Âu, sẽ có tới 4,1-6,9 triệu ha đất được phát quang để trồng các loại cây cung cấp nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học.
Theo News Scientist, việc làm này sẽ khiến lượng khí carbon thải ra cao gấp hai lần so với lượng khí do các ôtô chạy xăng thải ra. “Để phát quang, các khu rừng sẽ bị đốn hạ, các đồng cỏ sẽ bị cày nát và khí carbon thải ra sẽ được giữ lại trong đất và cây cối”, IEEP phân tích.
Năm 2007, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống 20% vào năm 2020, và thay 10% nhiên liệu xe bằng nhiên liệu sinh học. Các tổ chức bảo vệ môi trường đã phản đối, nói điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới diện tích đất trồng cây lương thực.
Còn theo tính toán mới đây của IEEP, từ năm 2011-2020, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ tăng 90-167% nếu EU hạn chế dùng nhiên liệu hóa thạch và thay bằng nhiên liệu sinh học. Con số này tương đương với việc có thêm 12-26 triệu ôtô lưu thông trên đường.
Catherine Bowyer, tác giả báo cáo, nói thế hệ kế tiếp của nhiên liệu sinh học - làm từ chất thải hay từ gỗ - sẽ ít gây ảnh hưởng tới đất đai hơn, nhưng chính sách nhiên liệu sinh học cũng không đủ hiệu quả để EU đạt được mục tiêu giảm khí thải nhà kính và bảo vệ môi trường.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
