Nhiệt độ tăng khiến chim di trú muộn
Theo các nhà khoa học, những loài ngỗng, vịt, thiên nga thường trải qua mùa đông ở các vùng đất ngập nước Bắc Âu gần đây đang thay đổi xu hướng di trú của mình do nhiệt độ tăng lên.
Nếu ở Phần Lan, nhóm nghiên cứu do nhà khoa học Aleksi Lehikoinen dẫn đầu phát hiện ra rằng một số loài chim nước di trú muộn hơn cả tháng so với cách đây 30 năm thì ở Vương quốc Anh, số lượng nhiều loài chim thường thấy tại đây cũng đang giảm đi theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Bảo tồn Chim và Đất ngập nước (WWT), bởi nhiều loài không còn di trú xa như trước nữa.
Đặc biệt, trong 15 loài chim được khảo sát, có tới 6 loài di trú muộn hơn hẳn, điển hình là ngỗng trời (Anser anser) và vịt mào (Aythya fuligula).
Thời gian di trú của vịt mào (Aythya fuligula) muộn so với trước tới hơn 1 tháng
Lý giải hiện tượng trên, nhà nghiên cứu Aleksi Lehikoinen thuộc Đại học Helsinki (Phần Lan) cho biết những nghiên cứu do nhóm của ông thực hiện và một loạt nghiên cứu khác đều nhận thấy rằng nhiệt độ dưới nước đang tăng, thậm chí còn tăng nhanh hơn nhiệt độ không khí. Theo đó, nguồn thức ăn cho các loài chim di trú sẽ trở nên dồi dào hơn trước, giữ chân chúng được lâu hơn.
Tuy nhiên, tình trạng lượng chim di trú giảm đi như vậy có thể ảnh hưởng rõ rệt đến môi trường sống ở các vùng đầm lầy. Và đây chính là những thay đổi lớn về mặt sinh thái – Tiến sĩ Geoff Hilton, người phụ trách nghiên cứu về loài của WWT, nhận định.
Hiện nhóm nghiên cứu tại Phần Lan đang hy vọng có thể tiến hành một số nghiên cứu chi tiết hơn về quần thể chim nước ở Bắc Âu vào mùa đông để xác định xem những loài nào đang thay đổi thời gian di trú sang phương bắc và loài nào đang suy giảm số lượng trên phạm vi toàn cầu.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Những chú chim rực rỡ sắc màu nhất thế giới
Thế giới các loài chim vô cùng phong phú và đa dạng về màu sắc, kích thước…Và đây là danh sách những chú chim nhỏ bé nhưng vô cùng sặc sỡ.

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất
Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.
