Nhiệt độ trung bình cơ thể người giảm theo thời gian

Các nhà nghiên cứu từ Đại học California đã phát hiện ra nhiệt độ trung bình cơ thể người đang giảm xuống theo từng năm, nhưng họ vẫn chưa thể giải thích được nguyên nhân của hiện tượng này.

Vào giữa thế kỷ 19, bác sĩ người Đức Reinhold August Wunderlich đã thiết lập ra nhiệt độ trung bình của cơ thể người. Ông nhấn mạnh rằng sốt là triệu chứng bệnh chứ không phải là bệnh và đã đưa ra các biểu đồ nhiệt độ tại một bệnh viện đa khoa ở Tubingen, nơi ông làm giám đốc.

Dựa trên công trình nghiên cứu của các bác sĩ người Pháp chỉ ra rằng những phần bị viêm của cơ thể người có nhiệt độ cao hơn những phần còn lại và rằng nhiệt độ trung bình của cơ thể người là 36,8 độ C (98,5 độ F), ông đã bắt tay vào chứng minh và tinh chỉnh điều đó. Sử dụng nhiệt kế, ông đã đo nhiệt độ của hơn 25.000 bệnh nhân, thu được hơn một triệu kết quả. Năm 1868, ông công bố những phát hiện của mình và xác định rằng nhiệt độ trung bình của cơ thể người là 37 độ C.

Nhiệt độ trung bình cơ thể người giảm theo thời gian
Nhiệt độ trung bình của cơ thể người là 37 độ C.

Nhận định này được điều chỉnh theo thời gian. Chúng ta đều biết rằng nhiệt độ cơ thể thay đổi trong ngày, thấp hơn vào buổi sáng và cao nhất vào khoảng 6h chiều, ngoài ra còn có sự khác biệt về nhiệt độ giữa nam và nữ.

Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, các nhà khoa học nhận thấy một điều kỳ lạ. Nhiệt độ trung bình cơ thể dường như đang giảm xuống. Một nghiên cứu năm 2017 đã xem xét hơn 250.000 lượt đo nhiệt độ của 35.000 bệnh nhân Anh cho thấy nhiệt độ trung bình là 36,6 độ C. Ngoài ra, một nghiên cứu khác được công bố đầu năm nay cho thấy nhiệt độ cơ thể trung bình ở người Mỹ đã giảm đều đặn 0,02 độ C trong một thập kỷ kể từ năm 1860.

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science Advances còn phát hiện ra một điều còn lạ lùng hơn. Trong Dự án Lịch sử đời sống và sức khỏe người Tsimane được thực hiện vào năm 2001, khi nghiên cứu về người Tsimane, một nhóm dân bản địa sống trong khu vực rừng Amazon ở Bolivia- những người được biết đến với sức khỏe tuyệt vời, các nhà nghiên cứu nhận thấy nhiệt độ trung bình của họ đã giảm nhanh chóng, khoảng 0,05 độ C mỗi năm.

Xem xét hồ sơ y tế của 5.500 người Tsimane từ năm 2002 đến 2018, các nhà nghiên cứu đã phân tích, điều chỉnh các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể người, bao gồm nhiệt độ môi trường, nhiễm trùng và trọng lượng cơ thể. Trong vòng chưa đầy 2 thập kỷ, nhiệt độ cơ thể của người Tsimane đã giảm mức nhiệt tương tự với người Mỹ trong hơn 2 thế kỷ.

Thomas Kraft, nhà nghiên cứu ở Trường đại học California cho biết: “Bất kể chúng tôi đã phân tích thế nào thì vẫn đều cho kết quả về sự suy giảm nhiệt độ cơ thể. Ngay cả khi chúng tôi giới hạn nghiên cứu ở mức dưới 10% người trưởng thành được bác sĩ chẩn đoán là khỏe mạnh thì vẫn thấy nhiệt độ cơ thể giảm tương tự theo thời gian”. Nhiệt độ cơ thể trung bình người Tsimane là 36,5 độ C (97,7 độ F). Vậy chuyện gì đã xảy ra?

Michael Gurven, Giáo sư nhân chủng học tại Trường đại học California giải thích: Nguyên nhân có thể là do sự gia tăng dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại và tỉ lệ viêm nhiễm nhẹ thấp hơn so với trước đây. Tuy nhiên, mặc dù sức khỏe nói chung đã được cải thiện trong suốt 2 thập kỷ qua nhưng các bệnh viêm nhiễm vẫn còn phổ biến ở vùng nông thôn Bolivia. Kết quả của chúng tôi cho thấy chỉ riêng việc mắc các bệnh viêm nhiễm không thể giải thích cho sự giảm nhiệt độ cơ thể người”.

Thomas Kraft nói thêm: “Một khả năng khác có thể là do cơ thể chúng ta không phải làm việc vất vả để điều chỉnh nhiệt độ bên trong vì đã có điều hòa vào mùa Hè và lò sưởi vào mùa Đông. Còn với người Tsimane, dù không được tiếp cận với công nghệ hiện đại để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể nhưng họ được tiếp cận nhiều hơn với quần áo và chăn màn”.

Mặc dù rất khó xác định nguyên nhân gây ra sự thay đổi nhiệt độ cơ thể nhưng nhóm nghiên cứu tin rằng việc đo nhiệt độ trung bình và sự thay đổi của nó trong toàn bộ dân cư có thể được sử dụng như một chỉ số sức khỏe nói chung, giống như tuổi thọ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao người Ai Cập thời cổ đại sợ chết ở xứ người?

Vì sao người Ai Cập thời cổ đại sợ chết ở xứ người?

Người Ai Cập thời cổ đại thờ cúng rất nhiều vị thần và tin rằng tồn tại thế giới cõi âm. Đặc biệt, họ rất sợ việc qua đời ở xứ người cũng vì lý do tín ngưỡng này.

Đăng ngày: 10/11/2020
Robot đào hầm metro Hà Nội về đến cảng Hải Phòng

Robot đào hầm metro Hà Nội về đến cảng Hải Phòng

Những bộ phận đầu tiên của robot đào hầm metro đã được đưa về đến cảng Hải Phòng. Việc lắp ráp sẽ hoàn thành vào giữa tháng 1/2021.

Đăng ngày: 10/11/2020

"Bốc mùi" không kém gì đậu phụ thối, loại đặc sản này còn "mọc lông"

Không chỉ có mùi khó ngửi, món đậu phụ này lên men tới độ mọc lớp lông dài bên ngoài rồi mới được mang đi chế biến.

Đăng ngày: 09/11/2020
Bí ẩn về “lũ lụt hồ băng” đã có lời giải

Bí ẩn về “lũ lụt hồ băng” đã có lời giải

Một bí ẩn lâu đời trong việc nghiên cứu các sông băng tình cờ được giải quyết bởi một nhóm do nhà sinh vật học vũ trụ. Phát hiện đã được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters.

Đăng ngày: 09/11/2020
Điều gì xảy ra khi một giọt nước có kích thước bằng Mặt trăng rơi xuống mặt đất?

Điều gì xảy ra khi một giọt nước có kích thước bằng Mặt trăng rơi xuống mặt đất?

Điều gì xảy ra khi một giọt nước có kích thước bằng mặt trăng rơi xuống mặt đất? Có lẽ đây là câu hỏi không phải ai cũng nghĩ ra được, nhưng nó lại hết sức thú vị.

Đăng ngày: 09/11/2020
Chàng trai may mắn: Đi chơi công viên nhặt được viên kim cương quý

Chàng trai may mắn: Đi chơi công viên nhặt được viên kim cương quý

Một người đàn ông ở Fayetteville đã tìm thấy viên kim cương 4,49 carat, khám phá lớn thứ ba trong năm tại Công viên "Crater of Diamonds", Mỹ.

Đăng ngày: 08/11/2020
Bất ngờ phát hiện loại nước siêu lạnh “hai trong một”

Bất ngờ phát hiện loại nước siêu lạnh “hai trong một”

Nước là chìa khóa cho sự sống trên Trái đất và là một trong những chất trong vũ trụ được nghiên cứu nhiều nhất.

Đăng ngày: 08/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News