Nhiều động, thực vật kì lạ trong động Thiên Đường
Qua công tác khảo sát động Thiên Đường, thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) để đưa vào khai thác tuyến du lịch mới, tổ khảo sát của Ban quản lý Khu du lịch sinh thái động Thiên Đường đã phát hiện nhiều loài động vật lạ sống trong đoạn hang động dài gần 7.000m.
Trong động Thiên Đường bóng tối bao trùm nhưng vẫn có một loài côn trùng
lạ, qua so sánh thì hình dạng chúng không giống một loài nào ngoài tự nhiên
Trong các loài động vật được phát hiện có một đàn cá lạ sống trong dòng suối của động, hình thù giống như cá trê, có 2 râu phía trước, khối lượng của chúng khoảng dao động từ 0,5 - 1kg và điều kỳ lạ là loài cá này không hề có mắt. Một loài côn trùng khác cũng được phát hiện giống một loài dế nhỏ, thân dài khoảng 1 - 1,5cm nhưng râu, hai càng sau và chân của nó rất dài. Cơ thể của loài này có sự xen lẫn của màu nâu nhạt nhẹ và màu trắng.
Trong động Thiên Đường không hề có ánh sáng mặt trời nhưng vẫn có sự xuất
hiện của những đàn dơi, tốc độ bay của chúng chậm hơn so với dơi ngoài tự nhiên.
Ngoài 2 loài này, tổ khảo sát cũng rất nhiều lần bắt gặp những đàn dơi bay chậm hơn so với dơi tự nhiên; nhiều loài côn trùng khác nhưng hình dạng có nhiều điểm khác các loài ngoài tự nhiên…
Ngoài ra, còn có một số cây vừa nảy mầm nhô lên từ nền đất sét mềm ướt của hang động. Loại cây này có 2 lá mầm, màu lá không xanh như bình thường mà rất nhạt, thân màu trắng buốt… Điều khó lý giải tại sao trong hang động này không hề có sự xuất hiện của ánh sáng mặt trời nhưng cây vẫn nảy mầm.

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala
Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.

Tìm hiểu về loài trăn ăn thịt người ở châu Phi
Trăn đá châu Phi là là loài rắn lớn nhất ở lục địa đen. Con trăn đá trưởng thành có chiều dài tới 7m, thậm chí là 10m. Không ít lần cư dân các bộ tộc mổ bụng trăn và lấy được xác người.
