Nhiều người chết vì mưa lũ ở miền Bắc
Mưa lũ kéo dài từ 3-5/7 ở miền núi phía Bắc đã khiến nhiều người thiệt mạng. Nước tại một số sông đang đạt mức kỷ lục. Thiệt hại sơ bộ ước tính hàng chục tỷ đồng.
Trong 3 ngày, mưa lớn đã đổ xuống hầu khắp khu vực miền núi phía Bắc, lượng mưa phổ biến 100-200 mm, một số nơi trên 300 mm. Lũ lớn đã xuất hiện ở nhiều nơi, tâm điểm là tỉnh Bắc Kạn.
Theo Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến hết ngày 5/7, miền Bắc có 22 người chết. Trong đó, riêng Bắc Kạn chết 13 người, 10 mất tích. Hơn 500 ngôi nhà bị đổ, ngập hoặc trôi do lũ cuốn. Giao thông, thủy lợi và nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
![]() |
Mưa lũ khiến nhiều giao thông nhiều nơi ở Bắc Kạn gần như cô lập. |
Tại rốn lũ huyện Pác Năm (Bắc Kạn), mưa lũ khiến hàng ngàn m3 đất đá sạt lở, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp. 13 người chết ở Bắc Kạn đều ở huyện này. Mưa lũ cũng khiến tuyến đường 258B từ Ba Bể đi Pác Nặm bị ách tắc nghiêm trọng. Đến chiều 5/7, giao thông từ trung tâm huyện Pác Nặm đi các xã Công Bằng, Nhạn Môn vẫn đình trệ.
Ngày 5/7, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bãoTrung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn tiếp tục có công điện đôn đốc thực hiện việc phòng, tránh và tiếp tục khắc phục hậu quả mưa lũ. Các tỉnh miền núi phía Bắc tiếp tục sơ tán dân ra khỏi vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; tổ chức tìm kiếm, cứu hộ người mất tích và cứu chữa người bị thương.
Hôm nay, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn Đào Xuân Học sẽ tiếp cận xã Nhạn Môn (huyện Pác Nặm, Bắc Kạn) - nơi chịu thiệt hại về người nặng nề nhất - để chỉ đạo đối phó, khắc phục hậu quả mưa lũ.
![]() |
Nhiều nhà dân mưa lũ, đất đá sạt lở làm đổ sập. |
Ngày 4- 5/7, Bắc Bộ có mưa to nhiều nơi, đặc biệt ở Tây Bắc có mưa rất to. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, mưa lớn làm lũ các sông, suối lên rất nhanh. Dòng chảy trên sông Nậm Mu thuộc hệ thống sông Đà đạt mức cao nhất từ trước tới nay là 5.800 m3 một giây; lưu lượng nước đến hồ Tuyên Quang cũng đạt mức lịch sử gần 8.000 m3 một giây.
Lưu lượng đến hồ Hòa Bình lên mức 10.000 m3 một giây, mực nước hồ vượt ngưỡng 100 mét. Đến chiều qua, hồ Hòa Bình đã phải mở 2 cửa, hồ Tuyên Quang mở 4 cửa xả đáy.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
