Nhiều thành phố lớn sắp chìm nghỉm dưới nước
Hàng loạt thành phố lớn, gồm cả London (Anh), New York (Mỹ) và Thượng Hải (Trung Quốc) có thể bị ngập trong nước khi mức nước biển dâng lên trong vài thập niên nữa.
Các nhà khoa học cảnh báo và nhấn mạnh, nguy cơ các thành phố trên chìm dưới nước là vài thập niên chứ không phải là vài thế kỷ.
London - thủ đô Anh có nguy cơ bị ngập chìm trong nước.
Trong khi một số chuyên gia hôm 23/3 cho rằng, những lo sợ về thay đổi khí hậu là quá mức và tình trạng ấm lên của toàn cầu thực chất đã giảm dần hơn dự báo trước đó, thì một nhóm các nhà khoa học khác lại có quan điểm ngược lại.
Nhóm các nhà khoa học trên cảnh báo, các thành phố duyên hải trên khắp thế giới hiện đang bị đe dọa bởi mực nước biển tăng do toàn cầu ấm lên.
Mực nước biển dâng, đe dọa nghiêm trọng đến các thành phố duyên hải.
Các nhà khoa học trên cảnh báo trái đất ấm lên 2oC, cao hơn thời kỳ tiền công nghệ, và điều này chứng tỏ thế hệ tương lai sẽ phải đối mặt với thảm họa.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Atmospheric Chemistry & Physics cho thấy, mực nước biển dâng lên có thể nhấn chìm các thành phố như Rio de Janeiro, New York, London, Thượng Hải và nhiều khu vực tại New Zealand, Australia.
Đó chỉ là vài thành phố trong số hàng loạt nơi có nguy cơ chìm dưới nước trong vòng 50 năm.
Trái Đất đang đối mặt với các hiện tượng thay đổi thời tiết và ấm lên toàn cầu.
Báo cáo nghiên cứu có đoạn: "Những đánh giá hiện thời nhấn mạnh tới các tác động thực tiễn như sự gia tăng mạnh của những đợt nóng, hạn hán, mưa lớn và biển lấn bờ. Cần thiết phải làm giảm quá trình phát thải khí CO2 khẩn cấp".

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.
