Nhiều xác ướp động vật thời Ai Cập cổ là đồ giả
Các nhà khoa học Anh phát hiện bên trong các xác ướp động vật của người Ai Cập cổ chỉ chứa bùn đất, lông vũ chứ không chứa xác động vật.
Phát hiện nhiều xác ướp động vật thời Ai Cập cổ là đồ giả
Kiểm tra hình ảnh hơn 800 xác ướp với hình dáng như mèo, cá sấu, nhóm nghiên cứu phát hiện các đồ tạo tác này đa phần là giả. Trong số này, chỉ một phần ba chứa xác động vật hoàn chỉnh, một phần ba xác ướp khác chứa vài bộ phận của con vật. Số còn lại chỉ được nhồi bằng bùn, gậy, lau sậy và vỏ trứng.
Hình ảnh quét một xác ướp động vật. (Ảnh: The University of Manchester)
"Những thứ chứa bên đồ tạo tác này dường như không mấy quan trọng và cái được quan tâm hơn là bề ngoài, như việc xác ướp có giống với vị thần mà nó được dâng lên hay không", Lidija McKinght, nhà Ai Cập học tại Đại học Manchester, nhận xét.
Nhóm chuyên gia cho rằng dù các con vật được nuôi cho mục đích ướp xác, nhiều khả năng nhu cầu quá lớn đến mức không đáp ứng đủ. Đây là lý do họ thêm các vật liệu như bùn, lau sậy vào mẫu vật.
Theo Telegraph, dù nhiều ý kiến trước đây cho rằng xác ướp động vật không có bộ xương hoàn chỉnh, các nhà khoa học vẫn khá bất ngờ khi khám phá ra bí mật.
Khác với xác ướp con người, xác ướp động vật được dùng như vật tế lễ dâng lên các vị thần. Theo giới khoa học, hoạt động ướp xác động vật ở Ai Cập tồn tại từ năm 800 trước Công nguyên đến năm 400 sau Công nguyên. Cùng với ướp xác, sản xuất và bán quan tài gỗ cho xác ướp cũng tạo ra nguồn thu quan trọng.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển
Thành phố Baiae nằm dưới lòng đại dương từng là nơi dành cho tầng lớp giàu có thời La Mã với nhiều công trình xa hoa lộng lẫy.
