Những bí ẩn đằng sau chiếc mặt nạ vàng của Vua Tut

Trong số hàng ngàn báu vật được khai quật từ nơi an nghỉ cuối cùng của Vua Tut, chiếc mặt nạ vàng là thứ quyến rũ nhất. Đẹp đẽ và nổi bật, đôi mắt đen của nó nhìn chằm chằm vào thế giới hiện đại của chúng ta, như một vị khách lạc lối đến từ quá khứ.

Mặt nạ của Pharaoh Tutankhamun lần đầu tiên được khai quật khi nhà khảo cổ Howard Carter mở quan tài của vị Pharaoh Ai Cập vào năm 1925, và một số người tin rằng ngôi mộ cổ đã giải phóng một lời nguyền.

Khi các nhà khảo cổ học người Anh mở chiếc quan tài bằng vàng của Pharaoh Tutankhamun (còn gọi là Vua Tut) vào năm 1925, họ thấy mình đang đối mặt với đôi mắt mở to trên chiếc mặt nạ xác ướp của vị vua thiếu niên.

Kể từ đó, mặt nạ Vua Tut đã làm say mê cả thế giới. Với tư thế kiêu hãnh, ánh mắt yên bình và làn da sáng bóng, chiếc mặt nạ đúc bằng vàng đã mang đến một cái nhìn hiếm có về cuộc sống thời Ai Cập cổ đại. Nó toát lên truyền thống, niềm tin và năng lực nghệ thuật của một nền văn hóa rực rỡ đã mất.

Vậy ai là vị vua thiếu niên đã được bất tử hóa bằng vàng? Làm thế nào các nhà khảo cổ tìm ra lăng mộ của ông? Và tại sao một số người lại cho rằng chiếc mặt nạ này là dành cho người khác?

Những bí ẩn đằng sau chiếc mặt nạ vàng của Vua Tut
Mặt nạ của Vua Tut được trưng bày tại Bảo tàng Ai Cập ở Cairo, Ai Cập, năm 2015. Ảnh: AP/Getty Images.

Đến năm 1922, các nhà đầu tư của Howard Carter trở nên thiếu kiên nhẫn. Nhà khảo cổ học người Anh đã lùng sục Thung lũng Các vị Vua ở Ai Cập trong 8 năm nhưng không tìm thấy bất cứ điều gì đáng kể.

Hành trình khám phá Mặt nạ Vua Tut

Vẫn hy vọng tìm thấy lăng mộ vị vua thiếu niên Ai Cập, Tutankhamun, Carter đã ép Bá tước Carnarvon hỗ trợ tài chính thêm một năm. Carnarvon miễn cưỡng đồng ý, với thời hạn chỉ đúng một năm.

Trong lúc thời gian trôi nhanh như cát lọt qua kẽ tay, Carter bắt đầu cuộc tìm kiếm mới, với một cường độ mới. Đến tháng 11/1922, nỗ lực đó đã thành công khi ông tìm thấy một dãy cầu thang ẩn giấu. Carter nhanh chóng giật dây báo cho Carnavon và hai người chuẩn bị đột nhập vào lăng mộ của Vua Tut dưới lòng đất.

Với Carter dẫn đường, hai người đàn ông bước qua ngưỡng cửa và đi vào một bầu không khí ngột ngạt, tăm tối.Howard Carter sau này viết: “Ở đó, trước khi chúng tôi dỡ cánh cửa được niêm phong, và khi nó mở ra, chúng tôi đã xóa sổ hàng thế kỷ xa cách và đứng trước sự hiện diện của một vị vua trị vì 3.000 năm trước”.

“Lúc đầu tôi không nhìn thấy gì, không khí nóng thoát ra từ căn phòng làm ngọn nến lập lòe,” Carter nhớ lại, “nhưng lúc này, khi mắt tôi đã quen với ánh sáng, các chi tiết của căn phòng bên trong từ từ hiện ra sau màn sương, những con vật kỳ lạ, những bức tượng và vàng - ở khắp mọi nơi đều là ánh vàng lấp lánh”.

Từ phía sau, Carnarvon hỏi với lên xem Carter có nhìn thấy gì không. Nhà khảo cổ gần như bật khóc đáp lại: “Có, những thứ tuyệt diệu!”.

Những bí ẩn đằng sau chiếc mặt nạ vàng của Vua Tut
Hình ảnh tháo nắp quan tài Vua Tutankhamun trong lăng mộ ở Thung lũng Các vị vua ngày 4/11/2007. Ảnh: AFP/GETTY IMAGES

Tuy nhiên, trong số tất cả những “điều tuyệt vời” mà họ tìm thấy, chắc chắn có một thứ nổi bật - một chiếc quan tài bằng vàng. Ba năm sau, sau khi ghi chép đầy đủ hàng nghìn đồ vật trong mộ, Carter tiến hành mở chiếc quan tài, lần đầu tiên sau hơn 3.000 năm.

Carter viết trong nhật ký sau khi mở quan tài và phát hiện ra mặt nạ của Vua Tut: “Cảnh tượng cuối cùng đã hé lộ. Một xác ướp được quấn rất khéo léo của vị vua trẻ tuổi, với chiếc mặt nạ vàng biểu cảm buồn bã nhưng tĩnh lặng… Chiếc mặt nạ mang đặc tính của Chúa Trời, nhưng giống Tutankhamun - điềm đạm và xinh đẹp, với những nét giống như ta thấy trên những bức tượng và quan tài của ông”.

Nghiên cứu sau đó cho thấy Mặt nạ Vua Tut được làm từ hai loại vàng, với mắt là đá obssidian và thạch anh; lông mày và mí mắt được trang trí bằng đá lapis lazuli. Chiếc mũ đội đầu có hình rắn hổ mang và một con kền kền, tượng trưng cho sự kiểm soát của vị vua trẻ đối với vùng Thượng và Hạ Ai Cập.

Nhưng khám phá của Carter không phải là dấu chấm hết cho cuộc hành trình của Pharaoh Tutankhamun. Nó cũng không phải là sự khởi đầu.

Những bí ẩn đằng sau chiếc mặt nạ vàng của Vua Tut
Mặt nạ Vua Tut vào năm 1925, ngay sau khi Carter mở quan tài của Pharaoh Ai Cập. Ảnh: Kho lưu trữ Howard Carter

Vua Tutankhamun là ai?

Phát hiện Mặt nạ Vua Tut đã khiến Carter trở nên nổi tiếng. Nó cũng làm cho Vua Tut nổi tiếng, thậm chí còn nổi tiếng hơn cả cuộc đời của ông. Vậy vị vua thiếu niên với chiếc mặt nạ vàng này là ai?

Sinh năm 1341 TCN, Tutankhamun trị vì một triều đại ngắn ngủi, không mấy nổi bật. Sau khi lên ngôi năm 9 tuổi sau cái chết của cha mình, dường như ông chủ yếu nghe theo lời khuyên của một cố vấn tên là Ay.

Mặc dù cha của Vua Tut từng ra lệnh cho người Ai Cập chuyển sang tôn giáo độc thần và chỉ thờ thần mặt trời Aten, Tutankhamun đã đảo ngược mệnh lệnh của cha mình. Dưới thời cai trị của ông, người Ai Cập quay trở lại việc thờ cúng nhiều thần.

Những bí ẩn đằng sau chiếc mặt nạ vàng của Vua Tut
Phù điêu Vua Tutankhamun và hoàng hậu Ankhesenamun. Ảnh: Wikimedia Commons

Vua Tut cũng không đạt được nhiều thành tựu trong thời gian trị vì của mình. Ông kết hôn với người chị cùng cha khác mẹ, Ankhesenamun, nhưng không có người thừa kế - cả hai con gái của họ đều chết lúc sơ sinh. Vào năm 1324 TCN, thời kỳ cai trị của Vua Tut đột ngột kết thúc khi vị vua trẻ qua đời ở tuổi 19.

Đến nay, không ai chắc chắn Tutankhamun đã chết như thế nào. Các cuộc kiểm tra bằng máy quét CT cho thấy ông bị sốt rét, gãy xương cẳng chân, và do hôn nhân loạn luân trong dòng họ, ông bị dị tật bẩm sinh. Vua Tut còn đi lại với một bên chân khoèo, phải dùng đến gậy. Nhưng liệu vị Pharaoh này qua đời một cách tự nhiên, do tai nạn hay do bị ám sát thì vẫn chưa rõ.

Những gì được biết là Pharaoh trẻ tuổi đã được vinh danh khi chết. Sau khi được ướp xác và đặt trong một chiếc quan tài bằng vàng, mặt nạ của Vua Tut được đặt trên xác ướp. Sau đó, quan tài ông được đưa xuống mộ với hàng nghìn báu vật, gậy chống cùng hài cốt của hai cô con gái.

Ông vẫn ở đó suốt 3.000 năm, cho đến một ngày tháng 11 năm 1925 khi Carter và Carnarvon bước vào.

Di sản của Mặt nạ Vua Tut

Kể từ khi Howard Carter mở lăng mộ của Tutankhamun, vị vua trẻ đã được chu du khắp thế giới, nhiều hơn những gì ông từng làm trong đời. Vua Tut và chiếc mặt nạ vàng được triển lãm ở Pháp, Anh, Nhật Bản, Nga và Mỹ.

Nhưng những chuyến du hành vòng quanh thế giới của Vua Tut không phải là không có tai tiếng.

Đầu tiên, hài cốt của vị vua trẻ bị phủ bóng bởi những nghi ngờ về một lời nguyền. Carter may mắn thoát khỏi lời nguyền, nhưng Carnarvon chết ngay sau khi lăng mộ Vua Tut được mở. Ông ta không qua nổi chứng ngộ độc máu do bị muỗi đốt.

Các cộng sự khác của Carnarvon từng bước vào lăng mộ cũng trải qua những số phận kỳ lạ. Một người 35 tuổi chết vì suy hô hấp. Một người khác chết cháy. Và một người thậm chí đã treo cổ tự tử vì sợ lời nguyền sẽ tìm đến mình.

Bỏ qua lời nguyền sang một bên, một số người đã tự hỏi liệu chiếc mặt nạ có thuộc về Vua Tut hay không. Một số nhà Ai Cập học người Anh cho rằng ban đầu chiếc mặt nạ này được làm cho Nefertiti, vợ cả của Pharaoh Akhenten (hay Amenhotep IV) – là cha Tutankhamun. Họ đưa ra kết luận này một phần là do mặt nạ của Vua Tut dường như đang đeo hoa tai.

Tuy nhiên, các nhà Ai Cập học đã bác bỏ phần lớn giả thuyết này. Thời Vua Tut, hoa tai không chỉ dành cho phụ nữ hoặc trẻ em, và có bằng chứng cho thấy chiếc mặt nạ được làm riêng cho ông.

Nhà Ai Cập học Bassam al-Shamaa giải thích: “Mặt nạ vàng có một dòng chữ tượng hình khắc lên, là một thứ chữ viết ma thuật giống như một câu thần chú, mục đích là trợ giúp người chết vượt qua thế giới bên kia”.

Ngày nay, cuộc sống và cái chết của Pharaoh Tutankhamun vẫn tiếp tục cuốn hút công chúng. 3.000 năm sau khi ông qua đời và gần 100 năm sau khi quan tài được mở, khách tham quan bảo tàng vẫn háo hức được xem các hiện vật từ lăng mộ của ông.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bộ hài cốt hé lộ bí mật kinh hoàng dưới chân tường

Bộ hài cốt hé lộ bí mật kinh hoàng dưới chân tường "Cung điện Mặt trăng" của Hàn Quốc

Khoảng năm 50 sau Công nguyên, sau hơn 100 năm thành lập, Nhà Silla quyết định xây dựng kinh đô. Họ chọn Gyeongju, vùng đất ven biển thuộc phía đông nam Gyeongsang ngày nay, hạ móng cung điện đầu tiên: Wolseong.

Đăng ngày: 19/12/2021
Thợ dò kim loại phát hiện trâm vàng nạm ngọc lục bảo 800 năm tuổi

Thợ dò kim loại phát hiện trâm vàng nạm ngọc lục bảo 800 năm tuổi

Trâm cài bằng vàng với chiếc ghim hình thanh kiếm nhiều khả năng thuộc về một quý tộc có liên quan đến quân đội.

Đăng ngày: 18/12/2021
Ngôi mộ đầy

Ngôi mộ đầy "vật lạ" 10.000 năm: Bước tiến hóa đột phá ở loài người

Một ngôi mộ được xây đắp công phu 10.000 năm trước, bên trong là hài cốt bé gái sơ sinh và số châu báu kỳ lạ được coi là một bước đột phá lớn đối với ngành khảo cổ.

Đăng ngày: 18/12/2021
Khai quật nội thành di sản Thành Nhà Hồ, phát hiện nhiều kiến trúc cổ

Khai quật nội thành di sản Thành Nhà Hồ, phát hiện nhiều kiến trúc cổ

Sau khi khai quật ở nội thành di sản thế giới Thành Nhà Hồ, đã phát hiện nhiều cụm dấu tích có niên đại thời Trần - Hồ, thời Lê sơ và thời Lê Trung Hưng.

Đăng ngày: 17/12/2021
Khai quật tượng Phật cổ nhất từng được phát hiện tại Trung Quốc

Khai quật tượng Phật cổ nhất từng được phát hiện tại Trung Quốc

Các nhà khoa học tại tỉnh Thiểm Tây cho biết họ đã khai quật tượng phật cổ nhất từng được phát hiện tại Trung Quốc.

Đăng ngày: 17/12/2021
Dùng máy dò tia vũ trụ tìm hài cốt Tần Thủy Hoàng

Dùng máy dò tia vũ trụ tìm hài cốt Tần Thủy Hoàng

Tia vũ trụ có thể giúp các nhà khảo cổ học xác định hầm mộ bí mật chứa hài cốt và kho báu của Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc.

Đăng ngày: 17/12/2021
Vượt thời gian: Tàn tích

Vượt thời gian: Tàn tích "thú vui hiện đại" trong... mộ cổ 2.400 năm

Một chiếc chén trong ngôi mộ cổ ở thành phố cố đô của nhà Chu (Trung Quốc) đã chứa đựng bằng chứng cổ xưa nhất về việc lá trà được chế biến và pha để uống y như thời hiện đại.

Đăng ngày: 16/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News